Nếu nói trà đạo là một nét văn hóa của người Á Đông, thì Việt Nam cũng không ngoại lệ. Văn hóa trà đạo của người Việt tuy không cầu kì, hay nhiều nguyên tắc chuẩn mực như trà đạo Nhật Bản, hoặc mang bề dày lịch sử như văn hóa trà Trung Quốc. Nhưng trà đạo Việt Nam lại ấn tượng với người thưởng thức bởi vẻ chân thực, mộc mạc từ cách pha chế cho đến hương vị trà. Chính điều này đã tạo nên một nét văn hoá trà đạo đậm chất Việt Nam, khó có thể tìm thấy ở bất kỳ đâu trên thế giới. 

Để hiểu hơn về “trà đạo Việt Nam”, mời bạn cùng chúng tôi khám phá ngay bài viết dưới đây nhé!

Khởi nguồn nghệ thuật trà đạo Việt Nam

Văn hoá thưởng trà của Việt Nam chịu ảnh hưởng ít nhiều của Trung Hoa, tuy nhiên, nghệ thuật trà đạo Việt Nam vẫn mang một phong cách rất riêng biệt.
Văn hoá thưởng trà của Việt Nam chịu ảnh hưởng ít nhiều của Trung Hoa, tuy nhiên, nghệ thuật trà đạo Việt Nam vẫn mang một phong cách rất riêng biệt.

Có câu chuyện kể rằng, từ cách đây hàng ngàn năm, có vị vua Thần Nông trong một chuyến thăm phương Nam đã uống nhầm một loại lá cây được nấu trong nước sôi. Sau khi uống xong, nhà vua không chỉ cảm thấy tinh thần thoải mái, phấn chấn mà hương vị ngọt chát nơi hậu vị còn làm người lưu luyến. Loại lá cây này được nhà vua gọi là “lá chè” và ngài quyết định nhân giống sử dụng rộng rãi cây chè để sử dụng.

Theo lời kể khác, do lịch sử nước ta trải qua hàng ngàn năm bị Trung Quốc đô hộ. Nhằm thuần hóa người Việt, Trung Quốc đã bóc lột, đàn áp, bắt nhân dân ta học tiếng Hán, học văn hóa Trung Quốc. Ắt hẳn có văn hóa trà đạo trung quốc trong đó. Đây được xem là một cách tiếp thu văn hoá trà đạo của Trung Hoa sang Việt Nam. Tuy nhiên, trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, ông cha ta đã xem uống trà là một nét văn hoá riêng của con dân nước Nam với nhiều điểm đặc thù của đất nước ta để từ đó hình thành nên nghệ thuật trà đạo Việt Nam mang bản chất riêng, hương vị riêng.

Khởi nguồn nghệ thuật trà đạo Việt Nam
Không quá cầu kì và lễ nghĩa, văn hoá trà đạo Việt Nam rất gần gũi và dung dị như hình ảnh của chính người dân Việt Nam ta

Hiện nay, thú vui thưởng trà của người Việt vẫn còn phát triển và giữ được những nét đẹp truyền thống. Trà xanh được đánh giá là loại trà có cả một kho tàng các hoạt chất sinh học tốt cho sức khỏe. Ở nước ta, trà được trồng nhiều ở Thái Nguyên, Lâm Đồng,… với giống tốt và cho ra tách trà có hương vị thơm ngon không lẫn vào đâu được. 

Cho đến nay, những vùng núi cao như Nghĩa Lộ (Yên Bái), Pà Có (Hòa Bình),Tà Xùa (Sơn La), Cao Bồ (Hà Giang), vẫn có những cây trà shan tuyết cổ thụ có tuổi thọ lên đến hàng trăm tuổi.

Những nét đặc trưng trong văn hóa trà đạo Việt Nam

Những nét đặc trưng trong văn hóa Việt Nam
Những nét đặc trưng trong văn hóa trà đạo Việt phải kể đến đó là nét dung dị, gần gũi và vô cùng thân thương từ hương vị cho đến cách pha trà

So với phong cách thưởng thức trà cầu kì, đòi hỏi sự chuẩn mực từ cách pha chế đến nơi thưởng trà của trà đạo Nhật Bản hay Trung Quốc thì trà đạo Việt Nam lại mang đến sự mộc mạc, giản dị, thuần khiết nhất. Những hình ảnh như cây đa đầu làng, khóm tre cuối ngõ đều có thể trở thành nơi mà người dân Việt Nam thưởng trà và cùng nhau đàm đạo về chuyện đời, chuyện người.

Có thể thấy, đối ngược hoàn toàn với “trà thất” được bày trí tỉ mỉ, sân vườn cắt tỉa gọn gàng, Trà đạo Việt Nam lại gắn liền hình ảnh rất đỗi gần gũi, dung dị. Bất kể nơi nào, chỉ cần có “tình làng nghĩa xóm”, dăm ba câu chuyện hàn huyên, đôi chiếc kẹo lạc, một chén trà tươi,… đều có thể trở thành “trà thất” mang phong cách rất Việt.

Nghệ thuật pha trà đạo Việt 

Nghệ thuật pha trà đạo Việt
Cùng chúng tôi tìm hiểu về nghệ thuật pha trà đạo của nước Việt Nam ta nhé!

“Chén trà mở đầu câu chuyện” và cũng chính chén trà ấy đã gắn kết tình người bằng sự mộc mạc ẩn chứa bên trong của nó. Nhưng mộc mạc của trà đạo Việt Nam không đồng nghĩa với sự qua loa, cẩu thả. Trà Việt vẫn mang hương vị riêng, vẫn đậm đà ngọt chát. Và để làm nên tách chè tròn vị như vậy, cần sự hòa quyện giữa trà và người nghệ nhân pha trà. Thông qua đó, nghệ nhân sẽ tinh tế thả hồn mình vào sản phẩm để đem đến cho người thưởng trà một tách chè ngon với nhiều cung bậc cảm xúc.

Dụng cụ pha trà đạo

Những dụng cụ pha trà
Những dụng cụ thường được sử dụng trong pha trà đạo tại Việt Nam

Để có một chén trà ngon, những dụng cụ không thể thiếu như ấm trà, chén trà, hũ đựng trà,… ngoài ra còn có lọc trà, dụng cụ gắp, lót ly,…

Ấm trà

  • Ấm trà là vật dụng quan trọng quyết định một chén trà ngon. Ấm trà có giữ nhiệt tốt và có giữ trọn vẹn hương vị trà hay không? Phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng ấm. 
  • Để đảm bảo ấm tốt, người sử dụng hay lựa chọn những sản phẩm nổi bật như ấm chén tử sa, ấm chén giả cổ Bát Tràng, ấm gốm Bát Tràng, ấm sành gốm. Cũng như lựa chọn những đơn vị uy tín, chuyên cung cấp những sản phẩm rõ nguồn gốc, xuất xứ, tránh tình trạng hàng giả hàng nhái để đem đến chén trà chuẩn vị.

Chén (ly trà)

  • Chén trà thường chia làm hai loại: chén tống và chén quân
  • Chén tống là chén to, giúp cho trà rót ra chén quân được đều vị, lọc cặn trà, giảm bớt nhiệt và giữ được màu sắc của trà. 
  • Chén quân là những chén nhỏ, thích hợp với lượng người dùng.

Khay đựng trà

  • Giúp cho bàn trà thêm trang nhã, lịch sự. Phù hợp với sở thích của gia chủ mà khay trà có kích thước, màu sắc, chất liệu khác nhau. Trong đó, khay trà phổ biến có thể kể đến khay gỗ, khay tre, hay tân tiến với khay thủy tinh,… với đủ các họa tiết từ cầu kỳ đến đơn giản.

Hũ đựng trà

  • Để giữ cho trà uống vệ sinh, không ẩm mốc thì đa phần gia chủ đều sử dụng hủ đựng trà.
  • Nhiều hình dạng và kích thước khác nhau của hũ đựng trà được ra đời để đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của khách hàng.

Bộ dụng cụ gắp 

  • Để tránh trường hợp lượng trà đổ ra ấm quá nhiều, hoặc dùng tay lấy trà không vệ sinh. Người nghệ nhân pha trà đã sáng tạo ra dụng cụ gắp. Gắp trà ra khỏi hũ, gắp chén trà,…

Trà cụ khác

  • Ngoài những dụng cụ thông dụng trên, còn có thể kể đến ấm đựng nước pha trà, ấm nấu nước, bộ lọc trà,…
Không gian thưởng trà tại Việt Nam
Dụng cụ pha trà và không gian thưởng trà đạo Việt Nam lý tưởng cho trà nhân

Nhưng chẳng thể không nhắc đến bàn trà nơi gốc đa, bụi tre làng. Hình ảnh giản dị, mộc mạc với chiếc bàn tre, với đôi ba viên kẹo lạc, một ấm chè đất, và đôi ba câu chuyện. Cảm nhận vị chát của chè, nhấm nháp vị ngọt của kẹo, hậu vị ngọt thanh lắng đọng.

Câu chuyện nhẹ nhàng, tiếng cười phà của người kể chuyện. Không cần đến dụng cụ cầu kỳ, nơi thưởng trà sang trọng, tất cả những gì kể trên đã tạo nên văn hóa trà đạo Việt Nam độc đáo, cuốn hút.

Những nguyên tắc pha trà theo phong cách uống trà Việt

Những nguyên tắc pha trà theo phong cách uống trà Việt
Những nguyên tắc pha trà theo phong cách uống trà Việt chính là “Nhất thủy – Nhì trà – Tam bôi – Tứ bình – Ngũ quần anh”

Mặc dù trà đạo Việt gắn với phong cách giản dị, xuất phát từ con người Việt Nam. Song không vì vậy mà nghệ thuật trà đạo Việt Nam không mang những quy tắc riêng. Nói đến nguyên tắc “Nhất thủy – Nhì trà – Tam bôi – Tứ bình – Ngũ quần anh”

“Nhất thủy” thứ nước dùng để pha trà nhất định phải là nước mưa hứng giữa trời, nước suối thiên nhiên. Và sau này, nhiều người còn dùng nước giếng sâu hoặc dùng sương sớm đọng trên lá buổi sáng để pha trà. Nước sẽ được đun sôi, để nguội khoảng 75 -90 độ C tuỳ theo yêu cầu của từng loại trà để không làm mất hương vị vốn có.

“Nhì trà” loại trà được sử dụng phải có đủ năm tiêu chí: sắc, thanh, khí, vị, thần. Trà pha ra phải có màu sắc thanh tao, mùi vị nhẹ nhàng nhưng không phai nhạt, nhiệt độ nóng ấm vừa đủ, vị chát ngọt nơi hậu vị. Và cuối cùng, “thần” – sự lôi cuốn của trà khiến người thưởng thức khó quên.

“Tam bôi” ý chỉ chén uống trà, chén trà phải đủ số lượng người dùng. Trước khi rót trà, chén trà cần tráng qua nước sôi, để giữ vệ sinh, và khi rót trà vào không bị chênh lệch nhiệt độ.

“Tứ bình” – ấm pha trà. Thường sử dụng ấm đất nung ở nhiệt độ cao. Ấm trà phải giữ được nhiệt, không lẫn mùi tạp chất.

“Ngũ quần anh” – bạn trà, thưởng trà cần có người bạn tâm giao, tri kỷ để đàm đạo chuyện nhân sinh.

Bên cạnh năm nguyên tắc trên, pha trà cần đủ các bước, như làm nóng ấm chén, đong trà, đánh thức trà, hãm trà, rót trà. 

Nghệ thuật thưởng trà đạo Việt

Tạo ra một ấm trà ngon đã phải trải qua nhiều giai đoạn cẩn thận và tỉ mỉ. Thì thưởng trà lại là một môn nghệ thuật riêng không kém phần thú vị. Để thưởng thức trà ngon cần có cách thưởng thức riêng biệt, đồng thời còn kết hợp giữa không gian và thời gian thưởng trà.

Cách thưởng thức chén trà

Cách thưởng thức chén trà
Cách thưởng thức chén trà ngon không chỉ nằm ở việc cảm nhận hương vị mà hơn hết chính là cảm nhận được nét đẹp của con người xung quanh ta

Giống như “học ăn, học nói/ học gói, học mở” thì trước khi thưởng thức chén trà ngon cần phải học cách dâng trà. Dâng trà – ngón giữa đỡ đáy chén, ngón trỏ và ngón cái đỡ miệng chén hành động này được ví như “tam long giá ngọc”. Thể hiện sự cung kính, tôn trọng của người dâng trà với người thưởng trà. Để đáp lại, người dùng trà cũng nâng chén trà bằng hai tay, đầu cúi chào nhận lấy chén trà.

Uống trà phải từ tốn, trà được ngậm từng ngụm nhỏ. Nhằm cảm nhận mùi thơm thoang thoảng nơi khoang miệng. Vị chát nhẹ nơi đầu lưỡi, nhưng lại lắng đọng vị ngọt nơi hậu vị.

Thưởng trà đạo Việt, ngoài cảm nhận hương vị trà, còn nên cảm nhận câu chuyện của từng loại trà, nếu trà ướp hương sen cho vị thanh tao, hương thơm dịu nhẹ khiến ta cảm nhận được sự mát mẻ, tươi mới của sương sớm ở nơi đầm sen, thì trà hoa lài mang đến hương thơm nồng dịu hơn và thanh khiết đến lạ kỳ. Hoặc giản đơn chỉ là chén trà xanh với màu vàng ươm trong vắt, vị chát nồng ấm, mang cảm giác tươi mát thân thuộc.

Thưởng trà không chỉ là cảm nhận hương vị trà mà còn là cảm nhận con người xung quanh. Đặc biệt là cảm nhận sự tinh tế đôi bàn tay khéo léo nơi nghệ nhân pha trà. Cùng với sự am hiểu về từng loại trà, từng loại ấm chén các nghệ nhận đã và đang không ngừng nghỉ mang tinh túy của trà đến người thưởng thức. 

Thời gian và không gian thưởng trà

Thời gian và không gian thưởng trà
Chính thời gian và không gian thưởng trà sẽ giúp bạn cảm nhận rõ nét hơn hương vị đặc trưng của văn hoá trà đạo Việt Nam ta

Hình ảnh chén trà mở đầu câu chuyện hay nhắc đến trong thơ ca Việt Nam như đã mở ra không gian, thời gian thưởng trà. Giá trị văn hóa Việt Nam đề cao giá trị con người, do đó, trà đạo là cầu nối gắn kết con người Việt với nhau.

Trà được dùng khi có khách, thể hiện sự tôn trọng của gia chủ với khách đến nhà. Không gian thưởng trà thường là phòng khách, sân vườn thoáng mát, yên tĩnh để bàn chuyện, để đàm đạo chuyện nhân sinh.

Bên cạnh đó, những quán nước xưa, với chiếc ấm đất được ủ ấm, chén trà vàng ngọt hoặc bóng mát của cây đa, bến nước cũng là không gian thưởng trà hằng in trong tiềm thức của người Việt. Chỉ cần sự mộc mạc giản đơn như vậy, cũng đủ biến trà đạo Việt Nam thành môn nghệ thuật, văn hóa độc đáo, dung dị và gắn kết tình người.

Vừa giữ được những nguyên tắc cơ bản của trà đạo và vừa giữ trọn văn hóa Việt Nam đã tạo nên vẻ đẹp văn hóa trà đạo Việt gần gũi, dung dị nhưng đậm đà, quyến rũ. 
Vừa giữ được những nguyên tắc cơ bản của trà đạo và vừa giữ trọn văn hóa Việt Nam đã tạo nên vẻ đẹp văn hóa trà đạo Việt gần gũi, dung dị nhưng đậm đà, quyến rũ. 

Kết luận

Tóm lại, càng tìm hiểu văn hóa trà đạo Việt Nam ta, càng thêm trân quý nền văn hóa mà ông cha gầy dựng và phát triển đến ngày hôm nay. Nhờ đó, mà cuộc sống hiện đại như được cân bằng giữa sự tấp nập, xô bồ với sự giản dị, mộc mạc thuần phát của trà đạo. Nhấp một ngụm trà, tâm bỗng trở nên an yên, nhấp một ngụm trà gắn kết một mối quan hệ, nhấm một ngụm trà, sức khỏe cũng trở nên dồi dào hơn. 

Do đó chúng tôi mong muốn qua bài viết trên, có thể gửi đến người đọc giá trị trân quý của trà đạo Việt Nam và từ đó có thể phát huy cũng như nhân rộng hơn nét văn hoá này.

Văn hóa Nghệ thuật Online cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết này!