Thiền bắt nguồn từ Đạo Phật, nói đúng hơn Thiền là một phương tiện xảo diệu trong vô số phương tiện để đạt đến giác ngộ của Phật tử. Đứng trên phương diện tu tập, Thiền đã phát triển theo một hướng đi rất riêng hoàn toàn khác hẳn với nhiều pháp môn khác trong Phật Giáo. Một chi tiết rất quan trọng trong hướng đi của Thiền Tông. Đó là buông xả. Đã buông xả thì phải buông xả hết, từ tham dục, thói quen, kiến giải, đến kiến chấp, sở đắc. Đặc biệt, buông xả kiến chấp được xem là công việc thiết yếu mà hầu hết bất kỳ Thiền sinh nào cũng cần phải thực hành rốt ráo.

Đối với người tu Thiền, với thời gian và nghị lực, việc buông xả tham dục có thể thực hiện được nhờ vào nhận thức, ý chí, các điều kiện trợ duyên khác. Thông qua nỗ lực tu tập Thiền định có thể chặn đứng và tiến sâu hơn, có thể vượt qua tương đối đễ dàng hơn là xả bỏ kiến chấp.

Thật ra trong đời sống của người tu Thiền, những cảm giác bên trong của hành giả là những tác động trực tiếp giúp họ nhận thấy rõ sự rối rắm của những sinh hoạt đời thường, bằng tinh thần tha thiết tu tập, họ có thể chọn công việc và chỗ ở cho riêng mình một cách thích hợp mà không bị đời thường chi phối. Việc xa lánh đời thường như
vậy thì dễ, bởi nó là cái ở bên ngoài để né tránh.

Còn kiến chấp là gốc vô minh, có xuất xứ và gốc rễ thâm căn cố đế, đóng đô ngay tâm thức con người. Vậy chúng ta phải dùng phương pháp gì để buông xả kiến chấp?

Bây giờ chúng ta thử quay lại với các môn Đạo học Phật Giáo, nếu các môn này đã có thể biến việc định tâm thành nghệ thuật và ngược lại, thì cũng chính các môn này cũng có thể dùng tính nhạy cảm, biến nó thành nghệ thuật để hóa giải kiến chấp. Thực vậy, để đối trị với kiến chấp chỉ có sự nhạy cảm tinh tế. Nhạy cảm sẽ đóng một vai trò rất quan trọng trong việc buông xả kiến chấp, còn việc định tâm lúc này chỉ là trợ duyên. Thật ra từ lâu đời người ta đã biết, chỉ định tâm thôi sẽ không thể nào buông xả hết kiến chấp, mà phải phát huy tận cùng sự nhạy cảm tinh tế của tâm tĩnh giác mới mong hoàn thiện công việc được xem là lắm gian nan khổ ải này.

Điều mà chúng ta cũng nên lưu ý là: việc nhận thức về đường hướng tu tập cho bước đi tương lai, được xem là một vệt sáng của chánh kiến, chứ không phải là kiến giải hay kiến chấp. Nó cũng được xem là ý thức thăng hoa trong giai
đoạn tiền giác ngộ.

Câu chuyện về thái tử Tất Đạt Đa trước khi thành Phật. Ngài đã từng tu tập Thiền định theo sự hướng đẫn cua các thầy ngoại đạo, rồi tu khổ hạnh trong rừng già ròng rả sáu năm. Về sau Ngài mới tự nghĩ rằng: “Phải quay về thế giới nội tâm”. Thế nhưng, 49 ngày miên mật thực hiện ý nghĩa này, đương khi nỗ lực công phu. chúng tôi có cảm tưởng rằng, ngài đã không phải niệm hay chấp vào ý nghĩa nói trên. Thật ra, trong khi tu tập, tức là đương khi tập trung tinh thần tâm lực tiến đến những mục tiêu đã đề ra, chứ không phải chấp giữ những cái thấy biết ban đầu.

Nói về việc buông xả kiến chấp, có thể nêu ra đây một ví dụ rất thú vị và ý nghĩa: “Thiền sư Nanin Zengu – Nam Ấn Toàn Ngụ (1834 – 1904), ngài có đời sống giản dị, kiến thức uyên bác và đạo phong cao tột. Hôm nọ, có một vị Giáo sư đại học đến tham vấn cầu mong học hỏi về Thiền. Thiền sư Nann Zengu liền ân cần mời khách vào trà thất. Sau khi khách yên vị. Thiền sư rót nước trà mời khách.

Tách nước trà đầy dân, đầy dần, rồi tràn cả miệng ly, đổ cả ra bàn. Thiền sư vẫn rót, rót mái, rót mãi, nước chảy lênh láng…

Vị Giáo sư nọ dằn lòng không được bực tức la lên:

– Chén trà đã tràn rồi, sao Thầy cứ rót mãi thế?

Khi đó Thiền sư mới mỉm cười, ôn tồn lên tiếng :

– Cũng giống như chén trà này, trong đầu ngài đang dẫy đầy những quan niệm, những kiến chấp. Nếu có rót thêm vào, ngài cũng không có chỗ đón nhận, thật chẳng ích gì! Chỉ trừ khi ngài buông bỏ những kiến chấp, nhàm chán lý luận mới có cơ may học Thiền hỏi Đạo!”

Quả thật thú vị, từ một chén trà tại trà thất của mình, Thiền sư Nanin Zengu đã khéo léo dùng phương tiện pha trà để khai thị cho vị Giáo sư nọ về sự tai hại của kiến chấp. Đây là nghệ thuật khai thị rất uyển chuyển độc đáo trong Trà đạo.

Trong những buổi uống trà, các bạn trà thường cảnh sách nhau, động viên nhau tinh tấn hành Thiền, chứ ít ai dùng lời nói để phô trương kiến giải. Đây là không khí Thiền mà chúng ta thường thấy trong những buổi Trà đạo. Tại các trà thất, nơi có không gian yên tĩnh, với sự tĩnh giác và nhạy cảm tinh tế, các trà nhân để gọt rửa kiến chấp, hơn là tại những nơi có không khí sôi động đầy dẫy thị phi tranh chấp.

Trích nguồn: Trà Đạo – Nguyễn Bá Hoàn