Trước những thành tựu vượt bực của ngành khoa học, xã hội loài người ngày càng văn minh tiến bộ. Con người hình như ngày càng chú tâm đến đời sống vật chất nhiều hơn và đời sống tinh thần gần như bị lãng quên.

Nếu tình trạng này cứ kéo đài, và chẳng có ai quan tâm nhắc nhở đến vấn đề cấp bách này thông qua vài loại hình phương tiện pháp nào đó, chẳng hạn như Thiền tông, Tịnh độ tông, Mật tông hoặc như Trà đạo, Kiếm đạo, Hoa đạo.. có lẽ cái thế giới vật chất luôn sôi động ồn ào và tràn đây màu sắc này – từ rất lâu đã phủ kín đời sống tâm linh và bao trùm mọi hoạt dụng xu hướng tâm linh của con người – sẽ đẩy con người đến chỗ băng hoại.

Ở Nhật, ngoài những môn tu tập thuần túy của Phật giáo như Tham Thiền, Niệm Phật, thì những môn nghệ thuật như Kiếm Đạo, Thư Đạo, Trà Đạo.. cũng được xem là những phương tiện pháp để tu Thiền, dù trên hình thức có thông thoáng và ít nhiều mang màu sắc tín ngưỡng hơn. Tuy nhiên, ở những môn nghệ thuật được đạo hóa này, nó vừa là thông điệp mang ý nghĩa nhắc nhở con người rằng, chúng ta đang sống trong một thế giới văn minh và ngày càng có nguy cơ bị văn minh nuốt chửng, mặt khác nó cũng vừa là cây gậy dễ thương trợ duyên cho con người chống đi trên bước đường tìm lại những gì đã mất mát, ngay trong đời sống vô cùng hỗn độn phức tạp này.

Cách đây trên hai ngàn năm trăm năm, ở Ấn Độ có một vị thái tử đã sớm nhận ra căn bệnh trầm kha này. Ngay thời niên thiếu, thái tử đã từ bỏ ngai vàng, cất bước vân du tìm thầy học đạo. Bước đầu thái tử đã thực hành thiền định
(Samatha bhàvanà: một pháp môn hành thiền làm cho tâm trở nên vắng lặng), với quyết tâm và nỗ lực tỉnh cẩn, thái tử đã đạt đến những tầng bậc cao nhất của pháp thiền này. Song Người vẫn không thỏa mãn. Thế rồi, thái tử bái biệt các vị thầy của mình, cất bước ra đi. Con đường phía trước đầy dẫy chông gai, và thái tử đã phải chiến đấu ròng rã thêm sáu năm khổ hạnh nữa. Bằng tất cả sự cố gắng vượt bậc, nhưng chân lý vẫn chập chờn đâu đó.. Sau khi từ bỏ lối tu ép xác và ăn uống trở lại bình thường, sức khóe dân dần hỏi phục. Thái tử đã nhận định rằng, chỉ có con đường tĩnh giác quay vào nội tâm mới có thể tiến tới mục tiêu tối thượng.

Thế rồi thái tử đà đi đến bên bờ sông Ni Liên (Neranjara) và ngôi xuống dưới cội cây Bồ Đề (Bodhi), theo thế ngồi xếp bằng kiết già (hoa sen), Nơi đây được xem là có khung cảnh ngoạn mục, có không gian thoáng đãng làm êm dịu giác quan và phấn khích tỉnh thần.

Trong một không gian vắng lặng, yên tĩnh, có cảnh trí mát mẻ êm dịu, với một sức khỏe đã hỏi phục và một ý chí kiên cường bất khuất. Tại đây thái tử đã tập trung mọi nỗ lực nhắm thẳng vào tận cùng những hẻm hóc sâu kín nhất của tâm thức. Dần dần Ngài đã gột rửa, thanh lọc, làm cho tâm trở nên trong sạch, vắng lặng tận cùng. Bằng công phu thiền định ngài lần lượt chứng nhập sơ Thiền, nhị Thiền rói đến tam Thiền, tứ Thiền.

Khi tâm đã thanh tịnh cùng tột, ngài đã vận dụng Thiền Quán (Vipassana Bhàvanà), quán sâu vào cảnh giới thanh tịnh của tâm, vận dụng Minh Sát Tuệ không ngừng nghỉ, trải qua 49 ngày đêm, cuối cùng ngài đã chứng được thực tướng của vạn pháp, tỏ được nghĩa Như của bổn tâm, thấy rõ các pháp hữu vi là vô thường, khổ, vô ngã (Anicca, Dukkha, Anattà).

Chính nhờ thiền định và thiền quán, ngài đã phá vỡ lớp vô minh dày đặc, bừng dạy hoát nhiên thấu triệt nghĩa chơn thường. Vị thái tử Ấn Độ ấy, không ai khác đó là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Một hiện thân tích cực đã hoàn thiện bước đường đi tìm lại cội nguồn bản thể của con người.

Cũng trên bước đường tìm đạo của thái tử Tất Đạt Đa. Cách đây trên 25 thế kỷ, thông qua đó, chúng ta cũng có thể nhận thấy sự thị hiện và phương tiện minh chứng rất tuyệt vời của chư Phật về quá trình tu tập dẫn đến giác ngộ : Hai giai đoạn tu tập Thiền Định với kết quả khác nhau. Lần đầu, thái tử Tất Đạt Đa chịu sự hướng dẫn Thiền của các vị thấy Bà La Môn, nhưng kết quả công phu thiền định lần này chỉ đem lại cho tâm hành giả trạng thái vắng lặng có tính nhất thời. Đó là kết quả của sự tập trung tư tưởng và nổ lực gạn lọc tạp niệm. Và thường thì, khi đạt đến sự vắng lặng, người tu thiền định thường hay an trú ở đây, đắm mình trong cảnh giới này. Và đây cũng là một vật cản khiến ngăn trở con đường chứng ngộ bản tâm chân thật của mỗi người. Lần tu tập Thiền Định thứ hai, bên bờ sông Ni Liên dưới cội Bồ Để, trước khi chéo chân ngồi kiết già tham thiền nhập định, ngài đã khéo léo nói lên đường lối công phu để người hậu học noi theo rằng: phải quay uào soi rọi lại nội tâm ! Và lần thiền định này, chính là nến tảng để ngài phát triển Minh Sát Tuệ, để chứng ngộ bản tâm của chính mình.

Trong mục nói về “Tĩnh Lặng” trong Trà đạo này, chúng tôi nêu lên một cách vắn tắt và cố ý đặc tả hai cảnh giới thiền định của thái tử Tất Đạt Đa thuở chưa thành Phật, cùng nhằm dụng ý nói về sự tĩnh lặng trong Trà đạo. Lặng yên và Tĩnh giác phải đồng thời với sự minh mẫn vô trước (sáng suốt không chấp nhận trước vào cảnh). Hai phẩm chất này không thể rời nhau mà phải hoàn thiện nhau. Nó càng quan trọng hơn, nhất là trên bước đường tìm kiếm hương vị thiền của các trà nhân.

Qua hành trạng của thái tử Tất Đạt Đa từ việc tìm thầy học đạo, đến việc tự bản thân nỗ lực nhập định tham thiền, cuối cùng chứng ngộ bản thể Như Lai thành bậc Chánh Đắng Chánh Giác, đem phép mầu phổ độ chúng sanh. Qua đó, đã cho chúng ta thấy công phu thiền định và thiền quán trong Phật Giáo là đường lối, thẳng tắt nhất giúp người học đạo tự cứu lấy mình mà không sợ bị “trật đường rầy” hay “tẩu hỏa nhập ma”.

Các phương tiện pháp, như Trà đạo chẳng hạn, xuất phát từ tinh thần Thiền mà hình thành, được xem là một môn Đạo học Phật Giáo, nó biến việc định tâm thành nghệ thuật, ngược lại thông qua nghệ thuật, nó lấy đó làm phuơng tiện pháp để định tâm. Hơn nữa, triết lý Trà đạo cũng trình bày những nỗ lực mang tính tập trung, có phương hướng và đích đến, nhằm đạt được sự minh triết.

Trà đạo – điều mà chúng ta đang quan tâm đến là sự tĩnh lặng! Sự tĩnh lặng ấy ra sao? Có thể hình tượng hóa để rờ nắm được chăng? Nếu dùng hiển dụ thì không được, điều này nơi mỗi người nóng lạnh tự biết! Còn mật dụ, thì giống như cái ly nước đầy cáu bẩn, những vật thể sôi động liên tục làm nước trong ly vấn đục, khi nhìn vào sẽ không thấy rõ màu thật của nước. Nếu đừng khuấy nó lên, mà để yên, cáu bẩn trong ly sẽ lắng xuống đáy ly, việc “đừng khuấy nó lên, mà để yên” này diễn ra càng lâu càng tốt, tất nhiên cáu bẩn sẽ lắng hết xuống đáy. Điều này cũng giống như người tu tập thiền định lâu ngày và nỗ lực, tâm sẽ yên tĩnh và dần dần vắng lặng. Nhưng điều cần quan tâm ở đây là, chúng ta có nhận thấy “đây là cảnh giới của tâm sanh” hay không ? Hay cho đó là cứu cánh! Chúng ta có bằng lòng với trạng thái tâm vắng lặng này hay chúng ta thật tâm muốn xuyên qua nó, đi thẳng suốt đến chỗ không sanh diệt!

So với nhiều môn nghệ thuật khác như Thư Đạo, Kiếm Đạo. thì Trà đạo có những ưu thế nhờ mặt trợ duyên nhiều hơn. Với dược tính của một vài loại trà cũng làm người buồn ngủ sẽ nhanh tỉnh táo, thứ nữa không gian hài hòa yên tĩnh của buổi uống trà, để khiến cho người uống trà xâm nhập vào thế giới nội tâm. Không khí Trà đạo vừa làm êm dịu tinh thần vừa làm phấn khích tinh thần… Đó là những trợ duyên tương đối thuận lợi cho việc tĩnh tâm. Song cần thiết hơn chính là độ nhạy cảm tinh tế của người uống trà mới phát huy tối đa những trợ duyên đáng quý đó.

Ở Nhật, các trà nhân thường học thiền ở các Thiền Sư. Đường lối hành thiền thì không chỉ rõ là A hay là B, là C được, mà nó cần đến sự nhạy cảm tinh tế nơi mỗi người để nương theo ngón tay mà tìm đến mặt trăng. Khi thực sư hành thiền thì mọi lời nói đều là quanh co cả.

Ngày xưa có một trà nhân than phiền với Thiền Sư nọ: “Vì sao tôi vẫn không tìm đến cảnh giới vắng lặng của tâm được ?”. Vị Thiền Sư hỏi lại: “Anh làm sao mà không đạt được?, Trà nhân trình bày: “Tôi ngồi yên rát lâu, cũng không nghĩ tưởng gì hết”. Nghe xong, vị Thiền Sư cười phá lên, rồi nói : “Nếu quả thật như vậy thì làm sao tĩnh lặng được”.

Thật ra tu tập thiền định để đạt được trạng thái tĩnh lặng cũng có nhiều cách, chẳng hạn quán Sổ tức, tức là chú tâm duyên theo hơi thở và đếm hơi thở, chú tâm niệm Phật, hoặc là “trỉ vọng”, “chỉ quán”.. cũng là những phương pháp định tâm phổ biến. Tâm khi đã định thì sự vắng lặng liền đến, hay nói đúng hơn, tâm sanh định tức sanh vắng lặng. Nói về công phu thiền định để đạt được sự tĩnh lặng hoàn hảo, kinh nghiệm của nhiều trà nhân cho biết, khi nhìn vào cái này, ắt sẽ không thấy những thứ khác. Do đó, khi buông xả hết lăng xăng, chẳng hướng ngoại nghĩ suy, cũng không khởi niệm và tập trung tinh thần chuyên chú vào đương niệm, thì tự công phu này sẽ hóa giải được nhiều niệm khác. Nếu như có “nhiều niệm khác” dấy lên vào lúc đó, điều này sẽ cho thấy, hành giả tu thiền chưa thật sự chuyên chú để sống trọn vẹn với một niệm. Người xưa nói : “Nơi vô sanh chớ sanh thân nguy hiểm”, cũng nhằm cảnh sách việc sống đạo nơi mỗi hành giả, cần nhất là sự chuyên chú vào trọng tâm công phu, chớ nên lơ là giãi đãi rồi sanh vọng niệm.

Người tu thiền nếu lơ là công phu, sẽ thấy ngay cả một xã hội ngổn ngang huyên náo tập trung trong một cái “sọ người”. Những “con người” gồm đủ thành phần, đủ giới tính, đủ trình độ, đủ ham muốn thị phi này, luôn sẵn sàng nổi loạn, nếu như hành giả tu thiền không quyết tâm hóa giải chúng bằng cách chuyên chú vào một niệm, thì cái xã hội ồn ào bên trong sẽ đưa ta đi ba cöi sáu đường chỉ trong một sát na. Còn nếu quyết tâm với một tinh thần tĩnh giác cao độ, chúng sẽ từ từ yếu đi, rồi tử vong và hóa thân thành những “niệm sáng” trong lành, giống như hiện tượng bọt biển trở về với biển nước bao la..

Trong các môn Kiếm đạo, Võ đạo, yếu tố tĩnh giác có phần vượt trội hơn yếu tố vắng lặng, bởi do nét đặc thù của các môn này gồm sự bén nhạy, tinh anh, lanh lợi, dũng cảm.. gần như lúc nào cũng trùm khắp và sẳn sàng phô bày khi gặp việc, ngược lại yếu tố vắng lặng chỉ là phần chìm, len lỏi một cách sâu xa, trạng thái tĩnh chỉ phơi bày khi đường kiếm, đường quyền ngưng nghỉ, hoặc chỉ có những bậc nội công thâm hậu mới thấy được cái tĩnh trong cái động. Trong Trà đạo, trạng thái vắng lặng không chỉ là mặt nổi, mà còn là tảng băng chìm, chiếm cứ và chi phối gần hết tâm thức người uống trà. Chính vì vậy mà các trà nhân cần tập trung tĩnh giác để quân bình và ổn định trạng thái tâm trong tu tập. Đối với những trà nhân khi đạt đến trình độ công phu nhất định, thì trạng thái yên lặng và tĩnh giác thường ở thế thăng bằng, tương hỗ nhau mật thiết; trong tĩnh có lặng và trong lặng có tĩnh, tĩnh lặng trong khi pha trà, uống trà cũng như biến dịch sang công việc khác.

Tĩnh và lặng là phẩm chất hoàn thiền để nói về cái đạo trong Trà đạo. Tĩnh lặng là một thể thống nhất nó không thể phân hai, và dù muốn phân hai cũng không được. Các trà nhân dọn mình trong sạch, khi tu tập thiền, phẩm chất tĩnh lặng cao quý này sẽ giúp họ phấn khích hơn, minh mẫn hơn trong nỗ lực công phu. Một trà nhân qua nhiều năm, thường ngồi lặng lẽ bên chén trà. Vào một buổi chiều nọ, anh ta bỗng thấy trong tâm ngập tràn sự vắng lặng, một cảm giác khinh an lạ thường, đầu óc cũng vô cùng minh mẩn. Anh tìm đến một vị Thiền sư đang ở trong một ngôi chùa gần đó. Anh ta hỏi vị thiền sư này : “Thưa thầy, tâm vắng lặng, an ổn, sáng suốt. ấy là đạo chăng?”. Vị thiền sư hỏi lại : “Anh đã đạt đến chưa?” Trà nhân liền thưa: “Đã đạt đến!”. Vị Thiền Sư nghiêm khắc trả lời: “Đấy chỉ là tướng trạng và cảm giác do tâm thiền định sinh ra. Không phải đạo! Anh hãy kiên định và tập trung tham thiền. Về sau tự khắc biết!”.

Trà nhân này vâng lời ra về. Anh ta đã đặt hết tâm trí vào công án : “Âm thanh của một bàn tay” của thiền sư Hakuin. Sau này trà nhân thường nói với các bạn đồng môn : “Lặng lẽ và tĩnh giác không phải là đạo, nhưng không lìa đạo. Phẩm chất này đã giúp tôi khám phá ra âm thanh của một bàn tay.”

Trích nguồn: Trà Đạo – Nguyễn Bá Hoàn