Trà đạo Nhật Bản không còn là khái niệm xa lạ đối với chúng ta, phong cách thưởng thức này được cả thế giới ngưỡng mộ và luôn là đề tài hấp dẫn để các trà nhân tìm hiểu và tiếp thu. Văn hóa trà đạo tại đất nước mặt trời mọc này chứa đựng sự chỉnh chu và cầu kỳ với nhiều nghi thức được thực hiện tỷ mỉ. Chính vì mang nét đặc trưng rất riêng khó có thể tìm được ở đất nước nào nên trà đạo tại đây là độc nhất và không thể thay thế được. Cùng Văn Hóa Nghệ Thuật tìm hiểu những văn hóa trà đạo Nhật Bản qua bài viết dưới đây nhé!

Trà đạo Nhật Bản là gì?

VĂN HOÁ TRÀ ĐẠO
Văn hoá trà đạo Nhật Bản mang đến cho những người thưởng trà hương vị thơm ngon và cách pha trà đúng chuẩn

Người dân Nhật Bản dịch nghĩa của trà đạo đó chính là “lối uống trà”, thuộc bộ phận truyền thống Omotenashi (chăm sóc khách hàng hết lòng) của Nhật Bản.

Chanoyu hoặc Sado là những từ ngữ rất quen thuộc trong giới nghệ thuật trà đạo Nhật Bản.

    • Otemae thường được biết đến là nghệ thuật khi thưởng thức quá trình chuẩn bị cũng như cách pha trà matcha.
    • Chakai được hiểu là buổi họp mặt để thể hiện sự trân trọng với nghi thức pha trà ở mức độ thông thường.
    • Chaji là một phiên bản khác cũng dùng để chỉ các buổi họp mặt thể hiện sự trân trọng đối với nghi thức pha trà nhưng khác nhau ở chỗ nó diễn tả sự trang trọng hơn. 
    • Senchado được biết đến như một nghi thức sử dụng lá trà. 

Nguồn gốc lịch sử của văn hóa trà đạo tại Nhật Bản

Nguồn gốc lịch sử tạo nên văn hóa trà đạo Nhật Bản
Nguồn gốc và lịch sử tạo nên văn hoá trà đạo được yêu thích trong lòng của người dân Nhật Bản

Theo lịch sử ghi chép, vào khoảng đầu thế kỷ XII, những hạt trà đầu tiên mang về Nhật Bản có nguồn gốc từ Trung Quốc, được một vị cao tăng với tên gọi Eisai (1141-1215) đi học đạo mang về. 

Và cũng chính vị cao tăng này là người đã sáng tác ra được cuốn sách “Khiết Trà Dưỡng Sinh Ký” (Kissa Yojoki), đây là một cuốn sách giống như nhật ký lưu lại những mẫu truyện ngắn nói về các thú vui thưởng trà.

Từ đó, tác giả đã thành công trong việc truyền đạt đến độc giả những công dụng tuyệt vời của trà đạo như đem đến hương vị hấp dẫn và giúp đầu óc của người thưởng trà được thư giãn, thoải mái, … Chính vì lẽ ấy, mà ngày càng có nhiều người Nhật Bản đam mê với thú vui này.

Để nâng cao nghệ thuật thưởng trà hơn nữa, những trà nhân đã kết hợp việc thưởng thức trà trên tinh thần Thiền Tịnh của Phật Giáo hãy còn gọi cách khác đơn giản hơn chính là Trà Đạo (chado, 茶道).

Ngày nay, Văn Hóa Trà Đạo Nhật Bản vô cùng nổi tiếng và luôn được săn đón bởi những người yêu thích trà và muốn thưởng trà đúng vị. 

Ý nghĩa của trà đạo Nhật Bản

Khi nhắc đến văn hóa thưởng thức trà đạo của Nhật Bản, trà đạo không chỉ đơn thuần quanh quẩn trong việc pha trà cũng như uống trà mà ẩn sau trong nghệ thuật trà đạo Nhật Bản chính là tâm hồn của người muốn thưởng trà, nó giúp ta cảm giác thư thái, thanh lọc được tâm hồn, uống một ngụm trà có thể cảm nhận được cả hương vị của thiên nhiên, tu tâm dưỡng tính để có thể giác ngộ – “đạo”.

“Hòa – Kính – Thanh – Tịch”(和 – 敬 – 清 – 寂) được xem là những nguyên tắc cơ bản của trà đạo.

Văn hóa trà đạo Nhật Bản

Văn hóa trà đạo Nhật Bản
Văn hóa trà đạo Nhật Bản đã được hình thành từ rất lâu đời và được lưu truyền mãi đến ngày nay.

Với lịch sử lâu dài, gắn liền với đời sống của từng người dân Nhật Bản thì Trà đạo đã trở thành người bạn tâm giao không thể thiếu. Không chỉ ở Nhật Bản mà văn hóa trà đạo đã trở thành một trong những văn hóa quan trọng của người Á Đông, đây không đơn giản là uống trà mà nó là nghệ thuật và phong cách sống được thể hiện qua từng tách trà.

Tùy vào nền văn hóa của từng quốc gia mà cách uống trà cũng có phần khác nhau tạo nên thương hiệu riêng của quốc gia đó, tuy nhiên văn hóa trà đạo Nhật Bản luôn là nền tảng cho giới Trà đạo. Nhật Bản vốn nổi tiếng về lịch sử văn hóa lâu dài và trà đạo là điều không thể thiếu, có thể coi trà đạo là một nghệ thuật văn hóa toàn diện của người Nhật, hình tượng con người Nhật thể hiện qua cách pha trà, cách thưởng thức và cả cách cảm nhận. Thể hiện sự cẩn thận, tỉ mỉ mà từ tốn, chậm rãi nhờ đó cảm nhận được sự lắng đọng trong tâm hồn, tạo nên con người Nhật Bản với những đức tính tốt mà thế giới ai cũng ngưỡng mộ.

Nền văn hóa trà đạo vẫn luôn được gìn giữ và ngày càng phát huy, các lớp học về trà đạo được mở trong các trường đại học ở Nhật Bản để có thể giáo dục cho thế hệ mai sau về lịch sử văn hóa nước nhà. Hằng năm Nhật Bản có tổ chức cuộc thi “Văn hóa trà”, cuộc thi được chia ra nhiều cấp độ, từ cuộc thi cũng muốn gửi gắm đến mọi người ý nghĩa mà trà đạo mang lại, bởi uống trà chính là rũ bỏ muộn phiền.

Dụng cụ để pha trà đạo Nhật Bản

Dụng cụ để pha trà đạo Nhật Bản
Để pha được trà cần rất nhiều dụng cụ mới có thể tạo ra một tách trà thơm ngon

Dụng cụ pha trà là những thứ giúp người pha trở nên chuyên nghiệp hơn, từ bộ dụng cụ pha trà bạn có thể cảm nhận được hương vị ngon của trà một cách tron vẹn và ý nghĩa.

Bộ dụng cụ bao gồm:

    • Đầu tiên không thể thiếu đó là ấm và chén trà, đây được coi như là cơ bản nhất, những ấm trà này có màu sắc đơn giản nhẹ nhàng.
    • Tống trà là dụng cụ tối cần thiết để giảm nhiệt độ trà, giúp trà được trộn đều, chén tống thường được làm bằng thủy tinh để có thể dễ dàng quan sát màu trà.
    • Khay trà thường làm bằng gỗ có màu sắc phù hợp với ấm trà, đây là dụng cụ có tác dụng đựng ấm chén và tránh làm đổ trà ra bên ngoài.
    • Lọc trà được xem là dụng cụ khá quan trọng để lọc các cặn trà làm nước trong hơn, tuy nhiên nó cũng không bắt buộc đối với văn hóa uống trà Việt Nam.       
    • Một vật dụng tiếp theo đó là hũ đựng trà, hũ đựng trà có nhiều kiểu dáng và nhiều chất liệu khác nhau, tùy vào người sử dụng thích loại bằng gốm, nhựa hay thủy tinh….nhưng quan trọng là hũ đựng trà phải kín để hương trà không bị mất đi.
    • Bộ dụng cụ gắp nhằm mục đích bảo đảm vệ sinh cũng như giúp các thao tác pha trà được thuận tiện hơn. Bộ này gồm cây xúc trà, một thanh dùng để gắp chén trà, một muỗng nhỏ để đưa trà vào ấm, một ống thông trà.
    • Ấm đun sôi, khăn vệ sinh … là những thứ cần thiết để có thể pha trà.
    • Cái quan trọng nhất vẫn chưa được nhắc đến đó là “Trà” chính là vấn đề chính mà chúng ta đang bàn đến, nói đến trà và trà như thế nào là ngon, một phần là do thương hiệu của trà và phần còn lại là do sở thích của người uống trà muốn uống loại trà nào…

Những đạo cụ được sử dụng ở trong trà đạo

Trà thất
Những đạo cụ được sử dụng trong trà đạo phải kể đến đầu tiên chính là không gian trà thất thanh tịnh đem đến cảm nhận bình yên và thư thái cho trà nhân

Trà thất: Hiểu một cách đơn giản đó chính là một căn phòng được dùng để uống trà có kích thước tối thiểu khoảng 3x3m, trong phòng sẽ có các đạo cụ được chuẩn bị sẵn như những tấm tatami hay trải chiếu tre đã được sắp xếp thành những hình vuông bởi 8 mảnh 0.75×1.5m.

Trà viên: Nói theo cách đơn giản đó chính là khu vườn được sử dụng để thưởng thức trà đạo và có thể giải tỏa được căng thẳng bằng cách ngắm hoa trong quá trình thưởng thức trà. Tính phổ biến của trà viên sẽ bị hạn chế hơn trà thất bởi nó đòi hỏi nhiều kĩ thuật hơn về tính cầu kì cũng như cách bài trí của khu vườn.

Những loại trà được dùng trong trà đạo Nhật Bản

Những loại trà được dùng trong trà đạo Nhật Bản
Trà thường được dùng trong các buổi trà đạo Nhật có rất nhiều loại nhưng đơn cử một vài loại trà phổ biến và nổi tiếng như Matcha, Sencha, …

– Đầu tiên phải nói đến một loại trà rất nổi tiếng và quen thuộc chính là trà Matcha loại trà này này được trồng trong một lượng ánh sáng nhất định, trà Matcha có hương thơm rất mát và rất đặc trưng chắc hẳn ai trong chúng ta đã từng thưởng thức loại trà này thì cũng biết nó rất dễ uống và cũng rất chuộng người dùng.

– Tiếp theo là loại trà Sencha – Sencha là một trong những loại trà rất được phổ biến của Ryokucha. Loại trà này có sự cân bằng giữa vị ngọt và se se, tạo ra một hương vị thanh mát

– Một loại trà nữa không thể không kể đến là Giokuro, được biết đến là loại trà cao cấp. Đặc trưng của Giokuro là có vị ngọt thanh so với các loại trà khác thì Giokuro có chứa nhiều Cafein hơn chắc vì lẽ đó mà nó được mệnh danh là loại trà “cao cấp”,….

Tìm hiểu về không gian trà đạo (Trà thất) của Nhật Bản

Tìm hiểu về không gian trà đạo ( trà thất ) của Nhật Bản

Không gian trà đạo (trà thất) của Nhật Bản thường khá yên tĩnh và đơn giản để có thể cảm nhận được sự thư thái của tâm hồn

Đây là một không gian được bày biện đơn giản từ những thứ quen thuộc và gần gũi với tất cả mọi người, có thể là hoa cỏ, xung quanh treo những bức thư pháp, hay chỉ là một căn phòng nhỏ tràn ngập sự bình yên và thư giãn.

Khi ở trong không gian này bạn sẽ cảm nhận được một không khí nhẹ nhàng, thư thái và vô cùng thanh thản để ta có thể thả hồn vào hương vị “đắng mà ngọt” của trà.

Cho dù bạn là ai, ngày hôm đó của bạn có vất vả, mệt mỏi như thế nào thì khi bước vào phòng trà bạn cũng có thể trút bỏ tất cả muộn phiền, hòa vào không gian thiên nhiên đơn sơ, mộc mạc mà ấm áp, trở về với những thứ giản dị nhưng đẹp đẽ, trở về với chính tâm hồn của mình, vô lo vô nghĩ.

Các bước pha trà trong trà đạo Nhật Bản

Các bước pha trà trong trà đạo Nhật Bản
Không gian trà đạo (trà thất) của Nhật Bản thường khá yên tĩnh và đơn giản để có thể cảm nhận được sự thư thái của tâm hồn

“Pha trà” một cụm từ thật quen thuộc và gần như ai cũng biết, nhưng thế nào mới gọi là nghệ thuật pha trà đó mới chính là câu hỏi được đặt ra. Người pha trà chắc chắn phải có sự hiểu biết và kinh nghiệm về pha trà mới có thể đáp ứng được các yêu cầu khắt khe của việc này.

Nước pha trà là nước sạch được đun bằng lò than và sôi đến nhiệt độ thích hợp, bằng những điêu luyện được hình thành qua thời gian luyện tập, người pha trà tráng ấm chén, bỏ những lá trà đã được sấy khô vào ấm, sau đó họ cho nước sôi vào và đổ ra coi như là rửa trà (hay tráng trà).

Trà sẽ uống ở nước thứ hai, nếu muốn trà ngon, người pha sẽ để trà trong nước sôi vài phút để trà chín tới mà không bị cháy. Sau đó nhẹ nhàng rót trà qua bình lọc rồi cẩn thận rót vào ly.

Các bước tiến hành nghe có vẻ đơn giản nhưng điều đặc biệt ở đây là khi pha trà, người thực hiện sẽ không gây ra tiếng động nào và người uống sẽ ngồi im lặng để nghe được tiếng nước chảy “róc rách”, mọi thứ đều diễn ra trong sự lặng yên, để từ đây cả người pha trà lẫn kẻ thưởng trà có thể cảm nhận được sự bình yên trong lòng mình. Nghệ thuật trà đạo là vậy, chính là những điều rất chi là quen thuộc nhưng lại rất đáng để trân trọng.

Quy tắc sau khi thưởng trà đạo Nhật Bản

Quy tắc sau khi thưởng trà đạo Nhật Bản
Những quy tắc sau khi thưởng trà đạo Nhật Bản mà bạn nên biết

Trong quá trình thưởng thức trà đạo, nếu bạn không uống được những loại trà mạnh mà chỉ thưởng thức trà loãng thì sau khi bạn đã thưởng thức xong hết trà ở trong ly hãy nên lau sạch cạnh tách trà. Chỉ nên sử dụng ngón tay cái và ngón trỏ khi lau tách trà.

Nếu bạn là một người đã sành trong giới trà đạo, thích uống trà đậm thì bạn không cần phải uống hết tất cả nước trà ở trong tách. Và một quy tắc không nên quên đó là dùng ngón tay cái cùng ngón trỏ lau cạnh bát.

Kết luận

Trên đây là những thông tin về Trà Đạo Nhật Bản mà Văn Hóa Nghệ Thuật Online cung cấp cho các bạn. Nếu các bạn còn có những thắc mắc muốn tìm hiểu thêm về nét văn hóa nghệ thuật trà đạo Nhật Bản có thể liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.

Cảm ơn các bạn đã theo dõi hết bài viết của Văn Hóa Nghệ Thuật Online!