PHÚC GIANG THƯ VIỆN

CÁI NÔI VĂN HÓA XỨ NGHỆ

                                                       VƠ HỒNG HẢI

Đă có khá nhiều tài liệu, khi viết về làng Trường Lưu hoặc ḍng họ Nguyễn Huy nổi tiếng, thường nhắc đến Thư viện Phúc Giang, kho sách chữ Hán do Thám Hoa Nguyễn Huy Oánh (1772-1789) lập ra khi về trí sỹ ở quê nhà tại làng Trường Lưu, tổng Lai Thạch (nay là xă Trường Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh). Sách Đại Nam nhất thống chí cũng từng chép đây là “thư viện chứa mấy vạn quyển sách”; các vương triều phong kiến cũng từng 2 lần ban sắc chỉ phong tặng. Hơn 200 năm đă trôi qua, vật đổi sao dời, nơi thư gia tấp nập kẻ sỹ vào ra một thuở giờ thật tĩnh lặng với một giếng nước xanh rêu trước ngôi đền tổ và khoảng gần 500 bản khắc gỗ được lưu lại như minh chứng cho hậu thế về một thời vàng son của Hồng Sơn văn phái

Ngày nay, khái niệm Thư viện không c̣n lạ lẫm ǵ với mọi người dân, nó đă trở thành một thiết chế văn hóa, một hệ thống từ trung ương đến cơ sở, từ nhà nước đến tư nhân… Nhưng cách đây hơn 200 năm ở một đất nước nghèo nàn, lạc hậu, chiến tranh liên miên, lại dưới một chế độ phong kiến bảo thủ, việc xây dựng được một thư viện lớn, nhất là thư viện tư nhân, tưởng chừng như là không tưởng. V́ vậy, việc hiện diện một kho sách lớn như Phúc Giang lại ở một vùng quê nghèo lam lũ, hẻo lánh quả là “xưa nay hiếm”.

  1. Làng Trường Lưu – tâm điểm của Hồng Sơn văn phái nửa cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX

Là vùng đất nằm lọt giữa các dăy núi Chè (Trà Sơn), rú Bụt (Bột Sơn), rú Cài (Nhạc, Sạc Sơn), làng Trường Lưu xa xưa như một ḷng chảo quanh năm ngập lụt, tương truyền cuối đời Trần thuỷ quân của Hồ Quư Ly từng luyện tập ở đây. Về sau, phù sa sông Phúc Giang (một nhánh sông chảy vào sông Nhe – sông Nghèn) bồi đắp thành đồng ruộng mới có vài cḥm cư dân thưa thớt ở ven hồ gọi là Kẻ Đỏ, Kẻ Vạc, Kẻ Trằng… Đầu thế kỷ XV (đời vua Lê Thánh Tông), cụ Uyên Hậu – thuỷ tổ của họ Nguyễn Huy, người làng Tràng mới cho dời lên dăy núi Phượng Lĩnh cách chỗ cũ dăm trăm mét và nhập với xóm Kẻ Bỉn thành làng Tràng Lưu (sau này gọi là Trường Lưu; Tràng – giữ tên gọi một làng nơi cụ Uyên Hậu ở, Lưu – có thể là giữ lại chữ Lưu – một quận ở phương Bắc – Trần Lưu quê gốc của ḍng họ Nguyễn Huy), một trong ba thôn của xă Lai Thạch, tổng Lai Thạch, huyện La Sơn; đến đời Khải Định (năm 1921) nhà Nguyễn cho tách tổng Lai Thạch vào huyện Thiên Lộc, nay là huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.

Theo luận giải của nhà nghiên cứu Ninh Viết Giao (1) th́ dưới con mắt của các nhà phong thủy, các núi bao bọc quanh vùng này (núi Phượng, núi Hồng, núi Trà, núi Bụt) và sông Phúc Giang đều là những yếu tố thiêng liêng, “làm cho nhân vật các làng quanh vùng, không chỉ Trường Lưu, mà cả Vĩnh Gia, Nguyệt Ao, Kiệt Thạch, Yên Huy, Nguyễn Xá… đều rất thịnh”. Sạc sơn tứ diện công hầu (Quanh bốn mặt Sạc Sơn đều là công, hầu); và Kiệt Thạch tam khoa tam tiến sỹHằng Nga cửu thế cửu cung phi (Làng Kiệt Thạch – Thanh Lộc ba khoa có 3 người đỗ tiến sĩ; làng Hằng Nga – Nga Lộc chín đời có 9 cô gái được chọn làm cung phi). Phía Tây Trường Lưu là xă Nguyệt Ao, có làng Mật Thiết, quê của La Sơn Phu tử Nguyễn Thiếp; Tây Nam là làng Vĩnh Gia, nơi chôn rau cắt rốn của Đ́nh nguyên Thám hoa Phan Kính; phía Đông là làng Yên Huy, quê hương của Tiến sĩ Thái tể Dương Trí Trạch; c̣n phía Đông Nam là 5 tiến sĩ của làng Kiệt Thạch: Hoàng Hiền đỗ Tiến sĩ khoa Mậu Tuất 1478, Nguyễn Cung đỗ nhị giáp Tiến sĩ khoa Quư Sửu 1493, Thái Kính đỗ đồng Tiến sĩ khoa Tân Mùi 1511; đến đời Nguyễn, lại có thêm 2 người đỗ đại khoa nữa (1 Tiến sĩ, 1 Phó bảng).

Từ cuối Lê đầu Nguyễn, làng Trường Lưu phát triển khá sầm uất, ngoài làm ruộng c̣n du nhập nhiều nghề khác như dệt vải, buôn bán; thuyền bè luôn tấp nập trên sông Phúc Giang (có độ sâu và bề rộng hơn bây giờ nhiều). Và phải chăng, cũng chính thời điểm đó mới xuất hiện Trường Lưu bát cảnh (Tám cảnh đẹp của Trường Lưu) như một nhà thơ quê ở đây đă làm một bài vịnh dài đến 140 câu để ca ngợi:

Xưa nay danh thắng tương truyền

Bức tranh tám cảnh thiên nhiên vẽ vời… (2)

Tám cảnh đẹp trên một vùng quê chỉ có diện tích tự nhiên 412 ha cũng là một sự hiếm: Quan thị triêu hà (Ráng sớm trước chợ Quan); Phượng sơn tịnh chiếu (Nắng chiều trên núi Phượng); Hân tự hiểu chung (Chuông gọi sáng chùa Hân); Nghĩa thương văn thác (Tiếng mơ chiều kho Nghĩa); Cổ miếu âm dung (Bóng rợp che cổ miếu); Liên tŕ nguyệt sắc (Ánh trăng dưới hồ sen); Thạc tính tuyền hương (Hương thơm nước giếng Thạc); Nguyễn trang hoa mỵ (Hoa đẹp trong trang viên họ Nguyễn).

Rồi nghề dệt vải cũng làm cho đàn bà con gái nơi đây như nhàn nhă, trắng trẻo hơn “Xôi nếp cái, gái Trường Lưu”:

Muốn tắm mát th́ ra giếng Đoài

Muốn lấy vợ đẹp hỏi ngài (người) Tràng Lưu…

Quay tơ dệt vải cũng gắn liền với phường vải (đây chính là một trong những cái nôi của ví Phường vải Nghệ Tĩnh) mà những o Uy, ả Sạ… từng làm lung lay bao trái tim của các tao nhân mặc khách thời đó mà tiêu biểu là chàng thi sĩ họ Nguyễn ở Tiên Điền:

Hồng Sơn cao ngất mấy trùng

Đ̣ Cài mấy trượng th́ ḷng bấy nhiêu… (3)

Như nhiều nhà nghiên cứu đă nhận định, cuối thế kỷ XVIII làng Trường Lưu đă thực sự trở thành một điểm sáng chói của thời kỳ rạng rỡ văn vật xứ Nghệ, trong đó có vai tṛ rất quan trọng của một ḍng họ lớn đóng vai tṛ hạt nhân văn hóa bác học của cả một vùng thời đó.

  1. Nguyễn Huy Trường Lưu – ḍng họ văn hóa tiêu biểu của xứ Nghệ

Từ ông tổ của ḍng họ Nguyễn Huy ở Trường Lưu là Nguyễn Uyên Hậu tương truyền đậu Ngũ kinh bác sỹ (?) đời Hồng Đức (1470-1497), ḍng họ này hầu như thời nào cũng có người đỗ đạt, làm quan và có nhiều sáng tác văn học. Trước đây, giới nghiên cứu khi nhắc đến ḍng văn Nguyễn Huy thường chỉ nêu 3 nhân vật tiêu biểu là Thám Hoa Nguyễn Huy Oánh và Nguyễn Huy Tự với Truyện Hoa Tiên, Nguyễn Huy Hổ với Mai đ́nh mộng kư… Thực ra khi t́m hiểu kỹ th́ hầu như người nào của ḍng họ Nguyễn Huy có đỗ đạt làm quan đều có trước tác. Cụ tổ Uyên Hậu theo lời truyền là tác giả của bài Huấn tử ca (đă thất lạc); Nguyễn Công Ban (1630-1711) đỗ Hương giải năm 1602, làm Lang trung bộ H́nh, sáng tác nhiều văn thơ nay đă thất lạc, chỉ t́m được bài thơ ông tạ lại triều đ́nh lúc về trí sĩ (1694); Nguyễn Công Phác (1649-1706) có bài Trướng viết thay hội văn huyện La Giang mừng thầy Nguyễn Công Ban tiến triều; Tuư Hà cư sĩ Nguyễn Huy Tựu (1690-1750) là tác giả của Thiên văn bảo kính và Địa lư minh kính (đă thất lạc); Nguyễn Huy Hào đỗ Cử nhân – tác giả bài Mai đ́nh mộng thi khá nổi tiếng:

Một giải Trường giang nước lộn trời

Lưu lang đâu tá vịnh ThiênThai

Quang âm thấm thoắt đưa buồm trúc,

Xuân vũ dầm dề đượm đóa mai.

Năo chướng có thần mê cũng tỉnh

Tao đàn không rượu giấc nào say.

Ví chăng huyền hạc qua sông đó,

Mượn tới Mai Đ́nh nhắc chuyện ai.

(Nguyên văn chữ Hán, bản dịch thơ của Hoàng Xuân Hăn).

Rồi Nguyễn Huy Giáp với bài Tựa trong Phượng Dương Nguyễn tông thế phả; Nguyễn Huy Quưnh với Dần phong thi sao, văn sao, các tập sử về đạo Thuận Quảng, đạo Tây Hưng, 10 bài thơ họa lại thơ Ngô Th́ Sĩ và đặc biệt là bài thơ Thác lời gái phường vải (Bài thơ Thác lời trai phường nón của Nguyễn Du có thể là bài đáp lại?):

 Cơi trầu chưa kịp tạ ḷng

Tỉnh ra khách đă non sông mấy vời

Trời làm chi cực bấy trời

Cơi trầu này để c̣n mời mọc ai?

Tím gan hắt đổ ra ngoài

Trông theo truông Hống đ̣ Cài thấy đâu…

Ngoài quan hệ giao lưu rộng răi với đội ngũ trí thức trong cả nước, ḍng họ Nguyễn Huy ở Trường Lưu c̣n có quan hệ thông gia với nhiều ḍng họ nổi tiếng trong vùng như Nguyễn Công Ban có vợ là con gái thứ 5 của Bạt quận công Nguyễn Trí Trạch (Tiễn sĩ, quê ở Yên Huy), Nguyễn Huy Tựu có vợ là cô ruột của Thám hoa Phan Kính (quê Vĩnh Gia), Nguyễn Huy Tự có vợ là bà Nguyễn Thị Đài, con gái của Tể tướng Quận công Nguyễn Khản (Tể tướng Nguyễn Nghiễm là ông nội, Hồng trạch hầu Đặng Thái Bằng là ông ngoại, Nguyễn Du là chú ruột)… Tác giả Mai đ́nh mộng kư Nguyễn Huy Hổ cũng chính là con của Nguyễn Huy Tự và Nguyễn Thị Đài.

Như vậy, thế hệ trước và sau Nguyễn Huy Oánh, người sáng lập Thư viện Phúc Giang, ḍng họ Nguyễn Huy quả là không hổ danh với câu đối đến nay vẫn c̣n ở nhà thờ ḍng họ:

Giai long, bất nhượng Tuân gia bát

Vi phượng, hoàn thâu Tiết thị tam

(Con cái thảy thành rồng, vượt hẳn tám chàng trai Tuân Tử

Anh em đều nên phượng, kém ǵ ba cậu ấm Tiết Công – V.H.H dịch).

Nguyễn Huy Oánh tự là Kinh Hoa, hiệu Lựu Trai, nổi tiếng thông minh từ nhỏ một ngày đọc được hàng ngàn chữ. Năm tṛn 20 tuổi, ông đỗ đầu kỳ thi hương nhưng thi hội không đỗ, đi làm quan và tiếp tục t́m sách, t́m thầy để học. Đến kỳ thi hội năm 1748, ông đỗ Tiến sĩ đệ nhất giáp và đỗ luôn Đ́nh nguyên (Thám hoa) khi vào thi đ́nh. Trải qua nhiều chức quan, từ Tri phủ, Đông các đại học sĩ, Giám khảo thi hội, Tri binh phiên, Nội giảng kiêm Tư nghiệp Quốc Tử Giám rồi Chánh sứ sang nhà Thanh, Hữu thị lang, Tả thị lang bộ Lại và được phong tặng Thượng thư bộ Công trước khi về trí sĩ. Nguyễn Huy Oánh tiêu biểu ở nhiều lĩnh vực, vừa là một học tṛ tài học dồi dào đi thi bảng vàng chiếm đầu danh sách (theo nhận xét của Lê Quư Đôn), vừa là một vị quan đem tài văn chương để tăng thế nước… lại vừa là một người thầy, một nhà trước thuật Nối nguồn thơm từ cửa Khổng; Rạng ḍng tốt bởi núi Ni; Lấy văn trồng người mở kế trăm năm (Sắc phong năm 1783 – Cảnh Hưng 44). Ông đă để lại một di sản đồ sộ với gần 40 tập sách như: Ngũ kinh tứ thư toản yếu (15 quyển), Trường Lưu Nguyễn thị (10 quyển), Hoàng hoa sứ tŕnh đồ (2 quyển), Bắc dư tập lăm, Phụng sứ Yên Kinh tổng ca, Sơ học chi nam, Tiêu tương bách vịnh, Quốc sử toản yếu, Châm cứu toát yếu, Huấn nữ tử ca, Thạc Đ́nh di cảo (2 quyển)…

Trong bối cảnh của một vùng quê văn vật nhân tài đua phát, với bề dày truyền thống của một ḍng họ Tài danh rạng rỡ rực sao trời (Câu đối ở nhà thờ họ Nguyễn Huy), với tài năng, phẩm giá và sự nghiệp nổi danh của ḿnh, nên khi về quê nhà trí sĩ, Nguyễn Huy Oánh đă tổ chức lập ngay Thư viện Phúc Giang, biến một vùng quê hẻo lánh thành một trung tâm văn hóa và học vấn tầm cỡ quốc gia khó nơi nào sánh kịp cách đây hơn 2 thế kỷ.

  1. Hoạt động và những đóng góp của Phúc Giang thư viện

Khi c̣n làm quan, trong 3 năm (1775-1777) về chịu tang mẹ (bà Phan Thị Trừu) ở quê nhà, Nguyễn Huy Oánh với nguyện vọng được thư thả để nghiền ngẫm thi thư, dạy bảo môn đệ và tự t́m thú vui ở đó (4), ông đă bắt tay gây dựng cho kho sách trong trang viên ḍng họ bên cạnh bờ Phúc Giang. Nhưng chính thức th́ phải đến năm 1781, khi ông về chịu tang mẹ kế và xin trí sĩ hẳn ở quê th́ Thư viện Phúc Giang mới thực sự được thành lập và đi vào hoạt động.

Ngoài vốn sách và trước tác của ḍng họ để lại, sách và tài liệu bản thân ông sưu tập trong hơn 50 năm học hành, làm quan, đi sứ…, Phúc Giang Thư viện c̣n là nơi lưu giữ trước tác của ông, của bạn bè, thầy – tṛ và sau này c̣n tổ chức khắc ván hàng ngàn tác phẩm nữa… Phải là đồ sộ, bề thế lắm th́ Quốc sử quán triều Nguyễn mới dám hạ một câu chứa hàng vạn quyển sách. Và có lẽ đây cũng là cơ sở thư viện đầu tiên được triều đ́nh ban sắc phong đến hai lần. Xin được dẫn đầy đủ bản Sắc phong năm 1873, tức là chỉ 2 năm sau khi Nguyễn Huy Oánh về trí sĩ mà con cháu ḍng họ c̣n lưu giữ được:

“Nguyễn Ân Đài – Trường ân hội. Khôi tinh đẩu tọa Thư viện Phúc Giang.

Lộc vị lâu bền

Nối thơm từ nguồn Khổng

Kế ḍng bởi núi Ni

Để rộng cho chúng ta, lấy văn trồng người giúp cái kế trăm năm.

Đem ân huệ khiến dân chúng, chữa bệnh cứu dân lập công ngàn thuở

Cùng với muôn người góp sức thúc đẩy và ǵn giữ nghĩa lớn – Thật chính đáng dựng hưởng.

Nhân Tự Vương nối ngôi, nên tiến phong cho Vương vị, vào chính phủ, lễ có đăng trật. Nên ưng phong Tên đẹp Hai chữ. Vậy xứng đáng bao phong Nguyễn Ân Đài – Trường ân hội – Khôi tỉnh đẩu tọa Thư viện Phúc Giang với Lộc vị lâu bền, nay được là Uyên Phổ Hoằng Dụ Đại Vương.

Phong sắc. Ngày 26 tháng 7 năm Cảnh Hưng 44″.

Qua sắc phong này, đủ biết vua quan thời đó đă đánh giá cao công trạng của Nguyễn Huy Oánh với Phúc Giang thư viện như thế nào. Nhưng chưa dừng lại ở đó, năm 1824, tức 41 năm sau, nhà Nguyễn lại có một đạo sắc nữa truy phong ông làm Phúc Giang thư viện uyên bác chi thần (Vị thần uyên bác của viện sách Phúc Giang). Viện sách lúc này đă biến thành đền Thư Viện “thờ một ông thần hiếm có trong lịch sử, mà công trạng không giống với bất cứ một vị nhân thần nào – một ông thần học vấn có công với văn hóa chứ không phải ông thần có công đánh giặc, dẹp loạn hay khai khẩn…”(5).

Cùng với lập Thư viện Phúc Giang, Nguyễn Huy Oánh c̣n tổ chức rất nhiều hoạt động khác như dựng trường học (Trường Lưu học hiệu – một trong những trường tư thục lớn nhất đầu tiên của nước ta), khắc gỗ in ấn sách vở, đặt quỹ học điền…

Với những điều kiện đó, có rất đông học tṛ từ khắp nơi đổ về nơi đây học tập. Làng Trường Lưu từ khi có Phúc Giang thư viện mới thật sự trở thành tâm điểm của văn hóa, giáo dục xứ Nghệ nói riêng và cả nước nói trung sau kinh thành Thăng Long thời đó. Sách Nguyễn Thị gia tàng (6) chép: “Các danh sĩ có tiếng nhiều người học cửa ông. Thi đỗ cao và làm quan đồng triều có hơn 30 vị. Kể như Trương Văn Quỹ (Thanh Nê), Trần Công Xán (Yên Vĩ), đều là bậc tham dự chính sự; Phạm Nguyễn Du (Thạch Động), Phạm Quư Thích (Hoa Đường), là những người nổi danh văn học. Trong th́ có các vị phiên đạo, ngoài có các quan Thừa hiến, đâu cũng gặp học tṛ ông. Đến như những kẻ thành danh, từ Giải nguyên, Tri huyện, Tri phủ, Giám sinh th́ có rất đông”.

Phúc Giang thư viện không chỉ là nơi tàng trữ sách vở, tư liệu cho con em trong vùng và học tṛ tứ xứ đọc, học tập, nghiên cứu mà cao hơn, c̣n là nơi thẩm định kiến văn, khắc in bản gỗ những tài liệu có giá trị, những sách do các học giả của ḍng họ Nguyễn Huy và thời đó biên soạn. Đồng thời, đây cũng là nơi giao lưu, gặp gỡ của các danh sĩ để đàm đạo văn chương, thế cuộc, để thưởng ngoạn Trường Lưu bát cảnh, để ḥa ḿnh với những sinh hoạt văn hóa dân gian trong vùng ví phường vải, hát chèo, diễn tuồng…

Với sự ra đời của Phúc Giang thư viện, vùng văn hóa Trường Lưu vốn từng thấm đậm văn hóa dân gian (folklore) “c̣n được quy phạm hóa từ sớm theo mẫu mực văn hóa bác học… vượt khá xa khỏi giới hạn của một làng” như GS Nguyễn Huệ Chi đă nhận xét. Và theo luận giải của nhiều nhà nghiên cứu th́ nếu như Hồng Sơn văn phái với 3 tác giả tiêu biểu (Nguyễn Du, Nguyễn Huy Tự, Nguyễn Huy Hổ) được khởi đầu từ Nguyễn Huy Oánh th́ chính Thư viện Phúc Giang là nền tảng văn hóa, giáo dục đầu tiên tạo bệ phóng tri thức cho các thiên tài thăng hoa thành những danh nhân văn học nước nhà.

Hiện nay, tuy Phúc Giang thư viện không c̣n tồn tại nhưng dấu ấn, ư nghĩa của nó vẫn tiếp tục được phát huy. Hệ thống thư viện trên địa bàn Hà Tĩnh đang không ngừng được mở rộng và đa dạng hóa các loại h́nh, mô h́nh. Ngoài hệ thống thư viện công từ thư viện tỉnh, thư viện 10 huyện, thị xă, Hà Tĩnh c̣n có gần 500 tủ sách của thư viện xă, thư viện cơ quan, gần 1.000 thư viện ở các trường học và đặc biệt có gần 100 tủ sách gia đ́nh quy mô trên 1.000 đầu sách. Gần đây, có một giáo viên ở đại học Quy Nhơn đă về quê (xă An Lộc, Can Lộc) mở một thư viện với trên 300 triệu đồng tiền sách ban đầu phục vụ miễn phí cho con em học tập, giải trí. Riêng xă Trường Lưu, mọi thiết chế văn hóa đă được xây dựng từ khá sớm và hiện vẫn đang là một trong những địa phương điển h́nh trong phong trào xây dựng làng xă văn hóa. Ngành VHTT Hà Tĩnh cũng đang tích cực triển khai việc lập hồ sơ xếp hạng di tích lịch sử – văn hóa quốc gia cho quần thể di tích ḍng họ Nguyễn Huy ở Trường Lưu.

 V.H.H

_______________

  1. Ninh Viết Giao,Văn hóa làng Trường Lưu, Tạp chí Văn học số 4 – 1994.
  2. Tràng Lưu giai sự vịnh, bản chép tay do ông Nguyễn Huy An ở làng Trường Lưu cung cấp.
  3. Thác lời trai phường nón, bài thơ tương truyền của Đại thi hào Nguyễn Du.

4, 5, 6. Dẫn theo Lại Văn Hùng, Ḍng văn Nguyễn Huy ở Trường Lưu, Nxb Khoa học xă hội, 2000,