Cách pha trà đạo Nhật Bản chứa đựng rất nhiều yếu tố văn hóa của họ. Thưởng thức trà đạo không chỉ đơn giản là nhâm nhi tách trà mà nó còn ẩn chứa cả một nghệ thuật. Khi uống trà, ta sẽ cảm nhận được cả tâm trạng của người pha trà, nó tạo cho chúng ta cảm giác thư giãn và thoải mái đến lạ thường; bởi vậy văn hoá trà đạo đã thu hút được rất nhiều người dân Nhật Bản tìm hiểu và thưởng thức. Đồng thời cách pha trà đạo Nhật Bản cũng là một nghệ thuật rất đáng để cảm nhận. 

Cùng theo dõi bài viết dưới đây của Văn Hóa Nghệ Thuật Online để hiểu rõ hơn về cách pha trà đạo Nhật Bản nhé!

Tiêu chuẩn của nước pha trà đạo Nhật Bản

Trong nghệ thuật pha trà thì nước có thể gọi là linh hồn quyết định hương thơm và vị ngọt của trà.
Trong nghệ thuật pha trà thì nước có thể gọi là linh hồn quyết định hương thơm và vị ngọt của trà.

Những nghệ nhân pha trà đạo Nhật Bản rất khắt khe trong việc chọn nguồn nước và canh nhiệt độ chính xác khi đun nước pha trà.

Nhiệt độ của nước phải đạt đến 60-70 độ C, hay còn gọi là sủi tăm theo như cách nói trong Trà Kinh của Lục Vũ. Nhưng ở mỗi loại trà chúng ta lại có tiêu chuẩn nhiệt độ riêng như trà Phổ Nhĩ (Trà Đen) thì 100 độ C, còn trà Ô Long thì 90 độ C. 

Nguồn nước phải được chọn lọc kỹ, đa phần những người sành trà họ sẽ không chọn những nguồn nước máy hay như nước lọc được bán đại trà. Có câu nói rằng: “Nước đun trà thì thứ nước trên núi là thượng đẳng, nước sông là trung đẳng, nước giếng là hạ đẳng“. Nước ở đầu nguồn luôn luôn là nước tươi mát và có vị ngọt của đất mẹ, khi chảy dần xuống đồng bằng đã có tác động của con người, thì không còn giữ được giọt nước tinh khiết ban đầu nữa.

Quan trọng trên hết đó là nước phải chiếm được lượng oxi cao trong hàm lượng. Khi nước chảy từ thượng nguồn về hạ nguồn, tiếp xúc với bề mặt đất, thì nước được hòa tan với cacbon và magie, canxi,… Và nhiều hợp chất khác cũng đã làm mất đi tính “nguyên thủy”  của giọt nước.

Độ pH cũng là một yếu tố quan trọng, nước cứng thì dễ làm trà nổi lềnh bềnh trên mặt nước, còn với nước mềm thì dễ thấm vào trà lấy được hương vị trà thơm và ngọt hơn.  

Với một người sành trà thì không có gì tuyệt vời hơn khi được thưởng thức một ấm trà với nguồn nước sạch và không bị ô nhiễm bởi các tác nhân đến từ tự nhiên và con người. Với nhu cầu hiện nay, có rất nhiều người yêu trà ở các thành phố lớn không có điều kiện để kiếm được nguồn nước sạch, thì họ có thể xử lý nước, ủ nước, lọc nước tại nhà. 

Làm ấm dụng cụ trước khi pha trà đạo

Làm ấm dụng cụ
Làm ấm dụng cụ pha trà là bước vô cùng quan trọng trong văn hoá trà đạo Nhật Bản

Như đã nói ở trên, trong con đường tìm đến chân lý của trà đạo, thì bậc thang thứ hai mà chúng ta cần biết đến đó chính là sử dụng trà cụ như thế nào. Trong các bước pha trà đạo Nhật Bản, thì trước hết việc làm ấm dụng cụ để pha trà rất quan trọng. 

Tùy vào phong cách riêng của mỗi người sẽ có một nghệ thuật tráng dụng cụ trước khi pha trà khác nhau. Trong việc thưởng trà tinh tế, bước làm ấm trà cụ cũng có thể toát lên sự hiểu biết, kiến thức của người pha trà.

Tùy theo chất liệu đất của ấm, tống, chén trà thường thường sẽ tráng bằng nước ấm khoảng 50-60 độ C, giúp các dụng cụ pha trà làm quen với nhiệt độ cao dần dần, tránh các trường hợp ấm chén bị nứt vỡ do sự thay đổi nhiệt độ một cách đột ngột.

Quá Trình Hãm Trong Cách Pha Trà Đạo Nhật

Cách pha
Pha trà đạo Nhật Bản trải qua khá nhiều gia đoạn và tuỳ thuộc vào từng loại trà khác nhau nên sẽ có hương vị khác nhau

Sau khi đã làm ấm các dụng cụ pha trà, những nghệ nhân thưởng trà sẽ đến bước pha trà. Một trong những cách pha trà đạo Nhật Bản để có thể cảm nhận được những hương vị của trà thì thông thường khi pha trà sẽ trải qua qua 3 lần nước (hoặc có thể nhiều hơn đối với những loại trà hảo hạng).

    • Lần thứ nhất: Nước dùng để pha trà có nhiệt độ khoảng 60 độ C, ngâm trà khoảng 2 phút để trà ra được hương vị trước khi pha ra tách mời khách. Để có thể làm giảm được nhiệt độ của nước cho phù hợp để pha trà, nước sôi từ ở trong bình thủy sẽ được rót ra vào trong một cái bình trung gian (Chén tống).
    • Lần thứ hai: Dùng nước có độ sôi khoảng tầm 80 độ C để ngâm trà trong 30-40 giây, ở lần pha này ta chỉ cho nước vào bình trà rồi lắc nhẹ bình là có thể thưởng thức được trà. Để có được nhiệt độ pha trà phù hợp, chúng ta cũng sẽ dùng chiếc bình trung gian (chén tống) để rót nước từ trong bình thủy ra nhưng nhanh hơn để đạt được nhiệt độ phù hợp. Những người khi đã pha trà lâu năm, họ sẽ có những thủ thuật để có thể điều chỉnh được nhiệt độ của nước mà không cần phải rót nước vào những tống trà như: Khi pha trà họ rót nước thật chậm, để cao vòi nước trên bình pha trà,…
    • Lần thứ ba: Cũng tương tự như cách pha ở lần hai nhưng để trà pha đúng chuẩn thì bạn nên dùng nước ở nhiệt độ khoảng 90 độ C.
    • Lần thứ bốn và năm: Đây là công đoạn dành riêng cho những loại trà đặc biệt hảo hạng có hương vị thơm ngon. Cách pha giống như đối với lần thứ ba.

Nhưng cũng có vài loại trà xanh ở mức hạ phẩm, rẻ tiền thì việc pha trà sẽ chỉ dừng ở công đoạn thứ nhất hoặc thứ hai vì nếu sau đó ta tiếp tục thêm gia đoạn thứ ba thì nước này trà đã hết mùi vị rồi.

Như thế nào là rót trà đúng cách

Cách rót trà
Rót trà đạo Nhật Bản cũng là một nghệ thuật cần được hiểu và thực hiện đúng cách để mang đến hương vị cho trà

Trước khi rót vào chén để thưởng thức thì sẽ rót vào tống trà trước để hạ nhiệt độ và xem độ xanh của nước trà, sẽ có lọc để gạt đi cạn trà được rót. Nghệ thuật biểu diễn của một nghệ nhân ngoài yếu tố dáng ấm, tống, chén ra sao thì cách rót trà làm sao khi chuyển từ ấm sang tống, từ tống sang chén nhưng vẫn giữ được độ ấm và hương thơm, còn trà được giữ nguyên hoặc khi đưa đến miệng người thưởng thức không quá nóng, hay quá nguội cũng là một nghệ thuật.

Trong nghệ thuật pha trà của người Nhật Bản, còn có tên gọi khác là Zen Tea tức là thiền trà. Khi chế trà và rót trà cần phải bình tĩnh, đưa tâm hồn vào chén trà làm một cách thiền vị. 

Những nguyên tắc tầm ngầm bất thành văn của trà đạo:

    • Khi rót không để lượng nước quá nhiều hoặc quá ít.
    • Không được phép rót qua cao hoặc quá thấp, tránh để nước văng tung tóe
    • Nếu nước quá nóng đừng vội rót cho người khác tránh gây bỏng
    • Hạn chế tối đa việc nước vương ra ngoài, có thể đánh giá độ tinh tế và nên cẩn thận ở điểm này.

Việc thưởng thức trà cũng như cách pha trà đạo Nhật Bản đều được xem như một nghệ thuật, để khi chúng ta uống ngụm trà sẽ cảm nhận được tinh hoa đến từ sản phẩm.

Cách thưởng thức trà

Cách uống trà
Thưởng thức một tách trà ngon cũng là cách để nâng niu tâm hồn của chính bạn

Pha trà đạo Nhật Bản phải trải qua nhiều bước mới có được một tách trà ngon. Vì vậy, khi chúng ta thưởng thức đừng vội đưa lên uống ngay mà hãy cầm và cảm nhận nhiệt độ của trà, từ khứu giác rồi mới đến vị giác từng bước như vậy mới nhận thấy được hết tinh tuý của tách trà. Đưa lên mũi ngửi hương thơm của trà, rồi từ từ mới nhấm ngụm nhỏ nơi đầu lưỡi. Thấm được vị ngọt lan toả đều trong khoang miệng pha chút chát chát của hương trà.

Trà theo một cách đọc khác là “Tra” tức là tẩy hết tất cả các chất dơ và bụi bẩn của cơ thể con người. Nên chúng ta thưởng thức trà chầm chậm, từ từ. Chính vì vậy, các buổi thưởng trà trung bình sẽ kéo dài từ 1 đến 3 tiếng. 

Thông thường ở những ly đầu, trà vẫn chưa ra hết, phải đến ly thứ 2 hoặc 3 thì khi này bao nhiêu chất tinh hoa của trà được thể hiện ra. Hoặc có nhiều loại trà càng uống càng ngọt, điển hình như Bạch Trà. Ly đầu tiên sẽ khơi gợi lên giác vị của người uống, nhưng đừng quên thưởng thức hương trà. Đó chính là bước không thể thiếu trong nghệ thuật thưởng trà.

Cách pha trà đạo nhật bản
Nghệ thuật pha trà đạo Nhật Bản luôn là đề tài được tìm hiểu của rất nhiều trà nhân muốn thưởng thức trọn hương vị trà

Kết luận

Trên đây là những thông tin về cách pha trà đạo Nhật Bản mà chúng tôi muốn gửi đến bạn để tham khảo. Chúng tôi xin chúc các bạn có thể thưởng thức hương vị tinh hoa của trà một cách trọn vẹn nhất.

Văn Hoá Nghệ Thuật Online cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết này!