CỐT CÁCH VĂN HÓA

TRONG SÁNG TẠO CỦA NGUYỄN ĐÌNH THI

                                                          NGUYỄN VĂN THÀNH

Nhà văn Nguyễn Đ́nh Thi đă vĩnh viễn ra đi vào hồi 16 giờ 45′ ngày 18 – 4 – 2003 vừa qua, sau một thời gian vật vă trên giường bệnh. Nhưng phần tinh tuư trong sự nghiệp văn học – nghệ thuật mà ông để lại chắc chắn sẽ c̣n được nhắc nhở và tỏa sáng với thời gian.

Vốn quê gốc ở làng Vũ Thạch (Hà Nội), nhưng lại cất tiếng khóc chào đời vào năm 1924 tại thành phố Luông Pra Băng (Lào), 7 tuổi, Nguyễn Đ́nh Thi theo gia đ́nh về nước. Ngay khi theo học ở trường Bưởi (1941), ông đă giác ngộ cách mạng để rồi vào Đại học Luật trở thành ṇng cốt trung kiên của phong trào sinh viên yêu nước và sớm gia nhập Hội văn hóa cứu quốc (1943). Cũng trong thời gian này, chàng thanh niên tứ hữu, tài hoa ấy nổi tiếng với một loạt khảo luận triết học – lĩnh vực c̣n rất mới mẻ trong sinh hoạt học thuật ở nước ta – mà nhà xuất bản Tân Việt ấn hành như: Triết học nhập môn, Siêu h́nh học, Triết học Aristote (ghi bút danh Nguyễn Anh Nghĩa), Triết học Descartes, triết học Kant, Triết học Nietzsche… Nguyễn Đ́nh Thi tự xếp những tác phẩm của ḿnh vào loại sách khảo cứu, một h́nh thức trước thuật mà theo ông “người viết văn khảo cứu không thể đứng ngoài những sách vở ḿnh đem phân tích mà ngay từ khi phân tích, cũng đă cần có phê b́nh”(1). Điều đó cho thấy, Nguyễn Đ́nh Thi không chỉ coi khảo cứu đơn thuần là công việc biên soạn, lược thuật một số trào lưu tư tưởng phương Tây, mà c̣n có ư thức và tham vọng thông qua giới thiệu các học thuyết đó bày tỏ suy nghĩ riêng của ḿnh. Nhà văn Tô Hoài, người cùng thời với Nguyễn Đ́nh Thi, sau này nhớ lại những tác phẩm đó cũng có nhận xét tương tự, khi cho rằng tác giả của những tập “Lược sử triết học” này đă “khéo đưa vào đôi ba ư kiến tiến bộ chủ quan của ḿnh”(2).

Mở đầu sự nghiệp sáng tạo bằng loạt công tŕnh khảo cứu triết học, nhưng rất nhanh sau đó Nguyễn Đ́nh Thi rời bỏ nghiên cứu tư tưởng mà ông đă tiến hành một cách nghiêm túc, đầy triển vọng để chuyển sang hoạt động văn hóa nghệ thuật. Song ở địa hạt này, con người ưa suy tư, thao thức này cũng không dừng chân hẳn ở một thể loại nào mà vẫn tiếp tục cuộc phiêu lưu tinh thần, mê mải t́m kiếm những chân trời mới, những giới hạn mới. Nguyễn Đ́nh Thi được biết đến như một nghệ sĩ đa tài. Ông đă thử sức trên nhiều lĩnh vực sáng tạo khác nhau, từ suy tư triết học đến âm nhạc, từ văn xuôi chính luận đến thơ ca, từ những trang truyện ngắn, tiểu thuyết đến kịch bản sân khấu mà ở đâu ông cũng để lại những dấu ấn đậm nét.

Thế giới nghệ thuật mà ông tạo nên trong sáng tác của ḿnh trải rộng ra ở nhiều phạm vi khác nhau của hiện thực; từ quá khứ lịch sử dân tộc xa xưa, dưới các triều đại Lư, Trần, Lê đến phong trào vận động cách mạng giai đoạn tiền khởi nghĩa và cả những năm tháng hào hùng không thể nào quên của hai cuộc Kháng chiến cứu nước; từ những danh nhân, chính khách, tướng lĩnh tên tuổi đến những người b́nh thường; từ những vấn đề lớn lao liên quan đến vận mệnh quốc gia dân tộc hoặc động chạm đến hướng đi, lẽ sống của cả một lớp người trước ngă ba thời cuộc đến những trăn trở, day dứt trong tâm trạng từng cá nhân; từ t́nh cảm công dân như ḷng yêu quê hương, đất nước, thái độ tôn kính lănh tụ, t́nh đồng chí, đến những biến thái phức tạp, tinh tế ẩn chứa nhiều uẩn khúc, nghịch lư của t́nh yêu đôi lứa, của khát vọng vượt lên những mất mát, thua thiệt, hay nỗi cô đơn để tự hoàn thiện ḿnh… Ngôn ngữ nghệ thuật của Nguyễn Đ́nh Thi ghi dấu một hành tŕnh t́m ṭi, đổi mới không ngừng nhằm nâng cao khả năng và hiệu quả tác động, truyền dẫn của tác phẩm nghệ thuật đối với công chúng. Nếu Nguyễn Đ́nh Thi từ rất sớm đă đem vào sinh hoạt âm nhạc sự kết hợp hài hoà chất hành khúc với tiết tấu dồn dập, nhịp điệu mạnh mẽ với âm hưởng trữ t́nh đằm thắm qua những ca khúc c̣n vang vọng măi với thời gian như Diệt phát xít, Người Hà Nội, th́ giữa khói lửa kháng chiến, ông vẫn đau đáu khát vọng cách tân thơ ca, đưa câu thơ với số từ ngữ hạn định lại bị bó buộc bằng niêm luật, vần điệu ngặt nghèo đến với câu thơ tự do, phóng khoáng, dài ngắn, buông ngắt tuỳ theo tâm trạng, xúc cảm hay ư tưởng chợt đến cuốn đi, xích gần lời thơ với khẩu ngữ hàng ngày, nhưng không c̣n vẻ xô bồ tự nhiên mà đă trải qua sự chắt lọc, lắng sâu để ḍng thơ từ đơn nghĩa vươn tới sự đa nghĩa, kích thích liên tưởng, cộng đồng sáng tạo. Từ những bài thơ c̣n mang tính chất thử nghiệm táo bạo như Đêm mít tinh (1947), Đường núi (1947), Không nói (1948).v.v… làm bùng nổ một cuộc tranh luận sôi nổi về thơ đi tới những thành công đột xuất với những bài thơ thực sự là những áng thơ hay của nền thơ kháng chiến như Nhớ (1954), Đất nước (1948-1955). Có lúc thơ Nguyễn Đ́nh Thi ngân vang hào sảng như tiếng nói ngợi ca, cổ vũ (Bài thơ Hắc Hải, 1959) hoặc trở lên trầm lắng, ôn tồn, điềm đạm của h́nh thức tự cảm, tự vấn, chiêm nghiệm về lẽ đời, về t́nh đời, trong những bài thơ viết vào giai đoạn cuối đời:

Rồi hôm nào bỗng gió bay

Cái bóng ngoài kia đến đợi

Anh giật ḿnh đứng dậy

Đến giờ rồi hôm nay

 

Trên tay cốc nhỏ không đầy

Uống chúc bạn bè ở lại

 

Thôi xin tha cho mọi lỗi lầm

Quên cho những dối lừa khoác lác

 

Mong anh em hiểu đừng cười

Tôi gửi lại đây ch́a khoá…

Qua mỗi chặng đường thơ từ chiến tranh sang cuộc sống thời b́nh, Nguyễn Đ́nh Thi đều đặn cho ra đời những tập thơ mới, thể hiện suy nghĩ và xúc cảm của ḿnh trước tác động của thời cuộc. Từ tập thơ Người chiến sĩ xuất bản năm 1956, bao gồm chủ yếu những bài thơ viết trong khói lửa kháng chiến chống Pháp qua Ḍng sông trong xanh (1974) quy tụ những bài thơ trong cuộc chiến tranh chống Mỹ, đến Tia nắng (1983), Trong cát bụi (1992) và Sóng reo (2002), tập thơ nào của ông cũng có thể rút ra đôi bài thơ hay; mang dấu ấn của một thời như Chia tay trong đêm Hà Nội (1967), có bài gợi cảm hứng cho nhạc sĩ phổ thành ca khúc, nhanh chóng được đông đảo công chúng ưa thích như Lá đỏ (1974).v.v… Hoặc ít ra cũng có thể lấy ra được những ḍng thơ hay, chỉ đọc một lần là ngân vang măi trong trí nhớ. Đó gần như là những câu thơ ngọt chắt lọc của cả một đời cầm bút.

Đă có nhiều nhà thơ viết rất hay về vẻ đẹp đất nước, quê hương, Nguyễn Đ́nh Thi cũng góp thêm vào đấy những vần thơ dạt dào mà sâu lắng bằng giọng điệu riêng của ḿnh:

– Những cánh đồng thơm mát

Những ngả đường bát ngát

Những ḍng sông đỏ nặng phù sa

Nước của chúng ta

Nước của những người chưa bao giờ khuất

Đêm đêm ŕ rầm trong tiếng đất

Những buổi ngày xưa vọng nói về.

                                      (Đất nước)

Những vần thơ đầy chất tạo h́nh mà ở đó cảm xúc như nén chặt lại với xa xót, nghẹn ngào, sôi sục:

Ôi những cánh đồng quê chảy máu

Dây thép gai đâm nát trời chiều.

                                      (Đất nước)

T́nh yêu tổ quốc, t́nh yêu con người và t́nh yêu đôi lứa là những cảm hứng lớn, thường trực trong thơ Nguyễn Đ́nh Thi. Ở trạng thái tâm hồn tinh tế và phức tạp này Nguyễn Đ́nh Thi cũng để lại những câu thơ xuất sắc. Có khi là một sự kết hợp giữa cái tôi với thế giới cộng đồng, giữa t́nh yêu đôi lứa với ư thức trách nhiệm của người công dân:

– Ngôi sao nhớ ai mà sao lấp lánh

Soi sáng đường chiến sĩ giữa đèo mây

Ngọn lửa nhớ ai mà hồng đêm lạnh

Sưởi ấm ḷng chiến sĩ dưới ngàn cây

 

Anh yêu em như anh yêu đất nước

Vất vả đau thương tươi thắm vô ngần…

                                              (Nhớ)

– Em đứng bên đường như quê hương

Vai áo bạc quàng súng trường

                                         (Lá đỏ)

– Anh nắm cánh tay em và đứng lại

Ôi anh không c̣n biết đang ở đâu

Em

Anh ôm chặt em và ôm cả khẩu súng trường bên vai em.

           (Chia tay trong đêm Hà Nội)

Nhưng cũng có lúc t́nh yêu thốt lên bằng tiếng nói đơn côi của chính nó:

– Họ đi giữa trời đầy sao

Không nh́n thấy ǵ, không nghe thấy ǵ, họ chỉ thấy nhau

Hoặc lặng lẽ xa vắng:

– Cỏ ṃn thơm măi chân em…

Thơ ca là bộ phận quan trọng trong toàn bộ sự nghiệp trước tác của Nguyễn Đ́nh Thi, nơi đây dường như bộc lộ rơ nét tài năng và diện mạo, cốt cách tâm hồn của tác giả khiến cho một số nhà phê b́nh tỏ ra băn khoăn tại sao nhà văn không thâm canh hơn nữa trong vùng đất sở trường này, thậm chí c̣n giả định, giá chuyên tâm với thơ ca, sự nghiệp của Nguyễn Đ́nh Thi đă có thể có một tầm vóc khác!?

Ngược lại cũng có ư kiến cho rằng dù dàn trải ra nhiều thể loại nhưng giữa những tác phẩm khác nhau ấy vẫn gắn kết lại với nhau từ bên trong để bổ sung và tôn nhau lên, cùng chung đúc tạo thành thế giới nghệ thuật duy nhất của Nguyễn Đ́nh Thi với một chiều kích tổng hợp vượt khỏi tầm mức mà từng tác phẩm đứng riêng rẽ không sao đạt được. Đó là hai hướng tiếp cận sáng tác của Nguyễn Đ́nh Thi mà mỗi cách đều có ưu thế riêng, giới hạn riêng. Nhưng chính sự phân cực trong thái độ tiếp nhận này lại chứng tỏ một thực tế khác là thế giới nghệ thuật của Nguyễn Đ́nh Thi gợi mở nhiều con đường cảm thụ khác nhau. Trong chiều hướng này, sự nghiệp sáng tạo của người nghệ sĩ dường như mới mang chứa tính đa chiều kích vốn là thuộc tính là phẩm tính nghệ thuật đích thực… và quá tŕnh tiếp nhận tác phẩm nghệ thuật v́ thế sẽ không khép kín, ngưng đọng mà luôn luôn mời gọi, những cách thế chiếm lĩnh, lư giải cộng cảm khác nhau. Tuỳ theo góc nh́n, tầm nh́n, vốn trải nghiệm của người đọc, của nhà phê b́nh…

Bên cạnh những giá trị đặc sắc trong thơ ca, bước vào hoạt động sân khấu, Nguyễn Đ́nh Thi cũng mang lại cho h́nh thức văn học này những cống hiến đáng ghi nhận. Về số lượng, kịch bản của Nguyễn Đ́nh Thi chưa thật dồi dào, đến nay mới thấy công bố 9 tác phẩm. Nhưng phải nhận rằng kịch bản nào cũng được viết với một bút pháp độc đáo và táo bạo, thực sự là một sự t́m ṭi nhằm cách tân phương pháp biên kịch nhằm mở rộng sức chứa, dung lượng chuyển tải cũng như nâng cao chất văn học, tính khái quát và chiều sâu triết lư của thể loại kịch, một h́nh thức văn học vốn rất “bướng bỉnh”, rất khó chế ngự đối với bất kỳ cây bút viết văn nào muốn sử dụng nó.

Kịch Nguyễn Đ́nh Thi mở ra ba dạng đề cập khác nhau từ những tác phẩm khơi nguồn cảm hứng ở kho tàng huyền thoại, cổ tích dân gian như Con nai đen (1961) Người đàn bà hoá đá (1980), Cái bóng trên tường (1983) Ḥn cuội (1983-1986) qua các sáng tác trở về khai thác chất liệu trong quá khứ lịch sử dân tộc như Rừng trúc (1978), Nguyễn Trăi ở Đông Quan (1979), đến những tích chuyện của cuộc sống đương đại từ chiến tranh sang ḥa b́nh như Hoa và người (1975), Giấc mơ (1979), Tiếng sóng (1985) nhưng vẫn thống nhất ở cung cách diễn tả, tŕnh bày, triển khai mâu thuẫn, hành động kịch ở chiều hướng đi sâu vào nội tâm nhân vật, vào âm hưởng của các sự biến kịch dội vào tâm trạng, tư tưởng của nhân vật buộc nó phải tỏ ra thái độ và hành động như thế nào. Không gian thời gian sân khấu theo ḍng xúc cảm và ư thức của nhân vật cũng di chuyển linh hoạt. Cái hư và cái thực trong kịch Nguyễn Đ́nh Thi đan xen vào với nhau, tạo cơ hội cho nhà văn khám phá chiều sâu tâm tưởng, thậm chí chạm đến cả những vùng mờ tối của giấc mơ, của thế giới mơ hồ của tiềm thức… Một số kịch bản của Nguyễn Đ́nh Thi hiện diện trên sàn diễn đă ghi dấu những đóng góp lớn cho sân khấu Việt Nam hiện đại.

Theo cảm nhận chủ quan, tôi cho rằng thơ và kịch là hai lĩnh vực sáng tạo thành công nhất của Nguyễn Đ́nh Thi.

Tuy nhiên ở các phương diện khác ông cũng có những đóng góp đáng kể vào sinh hoạt văn học đất nước ta. Các công tŕnh lư luận phê b́nh hay văn xuôi chính luận của ông như: Mấy vấn đề văn học (1956, tái bản 1958), Một số vấn đề đấu tranh tư tưởng trong văn học hiện nay (1957), Công việc của người viết tiểu thuyết (1964) cho thấy mặt mạnh của một nhà văn viết lư luận, phê b́nh văn học với nhiều ư kiến sâu sắc, tinh tế, uyên bác mà đầy sức thuyết phục của những cảm nhận đúc rút mang tính nghiệm sinh. Những bài viết của ông về đặc trưng thẩm mỹ thể loại của thơ và các tiểu thuyết thật đặc sắc và gợi mở, là những dấu ấn quan trọng của ư thức văn nghệ Việt Nam. Tuỳ bút Nnhận đường là một tác phẩm văn xuôi chính luận những năm đầu kháng chiến.

Nguyễn Đ́nh Thi cũng có những đóng góp không nhỏ vào thành tựu chung của tiểu thuyết hiện đại Việt Nam bằng một loạt tác phẩm văn xuôi. Từ những truyện mang tính phóng sự ghi nhanh, gắng gỏi theo sát diễn biến của thời sự chiến tranh với Xung kích (1951), Thu đông năm nay (1954), Vào lửa (1966), Mặt trận trên cao (1967) đến những trang văn đi sâu vào thế giới phức tạp của tâm trạng con người trong bối cảnh chiến tranh trong tập truyện ngắn Bên bờ sông Lô (1957), hoặc mang khát vọng vươn tới khái quát cả một phạm vi đời sống rộng lớn từ đô thị tới nông thôn, để có thể đạt tới tính chất tổng hợp, thâu tóm quá tŕnh vận động của lịch sử cách mạng giải phóng dân tộc từ bị áp bức đi tới quật khởi thông qua sự thăng trầm của những thân phận người đại diện cho một số tầng lớp xă hội trước sự va đập xô đẩy của các biến cố xă hội đang ở vào thời khắc khủng hoảng, nung nấu những thay đổi đột biến ở bộ tiểu thuyết dài hơi Vỡ bờ (tập I công bố 1962, tập 2 công bố 1970).

Có thể ở người nghệ sĩ này, tiềm năng sáng tạo cùng với tri thức uyên bác lẫn sự từng trải lịch lăm trường đời, v́ những nguyên do nào đấy thuộc về khách quan hoặc chủ quan chưa được huy động tối đa, chưa được quy tụ, kết tinh một cách riết ráo, triệt để nhằm biến nhiều ư tưởng mới ở dạng dự đồ, phác thảo, đang ấp ủ, đang thai nghén định h́nh, thành tác phẩm như ước muốn của chính Nguyễn Đ́nh Thi, cũng như niềm mong đợi của đồng nghiệp và kỳ vọng của công chúng, nhưng toàn bộ những ǵ đă công bố cũng đủ để đưa Nguyễn Đ́nh Thi vào đội ngũ những nhà văn hàng đầu của nước ta ở thế kỷ XX. Giải thưởng Hồ Chí Minh cao quư đợt I thể hiện sự ghi nhận ấy…

Thời gian tiếp tục kiểm nghiệm và đánh giá lại những giá trị như nó vẫn thường làm. Có điều sự nghiệp của Nguyễn Đ́nh Thi vẫn nổi bật ở cốt cách văn hóa, tâm trí thức nhà văn đă đem vào văn học, khiến cho những tác phẩm mang tên ông, dù dưới h́nh thức thể loại nào, dù đề cập đến phạm vi hiện thực nào cũng mang được tầm nh́n xa rộng, bao quát cả một chiều thời gian lịch sử dài để soi rọi, lư giải và làm sáng tỏ các nội dung mà nhà văn quan tâm nhất là mô tả và cắt nghĩa diện mạo và phẩm chất của con người Việt Nam mới trong thời đại Hồ Chí Minh đă đi từ bóng tối vươn ra ánh sáng, đă “rũ bùn đứng dậy sáng loà” như thế nào.

Cuộc đời và sự nghiệp sáng tạo của Nguyễn Đ́nh Thi nổi bật bài học lớn về sự gắn bó máu thịt của người nghệ sĩ với đất nước, với cách mạng, với thời đại. Nhà văn Nguyễn Đ́nh Thi hơn ai hết ư thức sâu sắc sứ mệnh to lớn của nhà văn cùng vai tṛ quan trọng của văn học trong xă hội. Ông hiểu một cách thấm thía rằng, nhà văn trước tiên phải nhận thức đúng đắn được bản chất của hiện thực, phải sáng suốt trong khi nhận đường, rồi sau đó lại phải không ngừng phấn đấu sáng tạo nên những tác phẩm tác động tích cực vào sự phát triển của đời sống./.

N.V.T

_______________

  1. Xem lời nói đầu –Triết học Dercastes,Nxb Tân Việt, 1943, tr.10.
  2. Tô Hoài,Hồi kư, Nxb Hội nhà văn, 1997, tr.288.