BƯỚC KHỞI ĐẦU CỦA

PHIM TRUYỆN CÁCH MẠNG

                                                                             VŨ QUANG CHÍNH

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, với việc kư kết hiệp định Giơnevơ, miền Bắc hoàn toàn được giải phóng. Tháng 10 năm 1954 Hà Nội được tiếp quản và các cơ quan, các ngành của Trung ương chuyển về Thủ đô. Miền Bắc bước vào giai đoạn xây dựng kinh tế và văn hóa trong hoàn cảnh ḥa b́nh. Ḥa chung với những ước mơ của nhân dân về một cuộc sống mới ấm no, hạnh phúc và văn minh, ước mơ của những người làm công tác điện ảnh về xây dựng một nền điện ảnh hoàn chỉnh với đầy đủ các loại h́nh phim giờ đây đă có triển vọng thực hiện. Mặc dù điều kiện kinh tế và kỹ thuật của một nước vốn lạc hậu lại vừa trải qua 9 năm chiến tranh, c̣n hết sức hạn chế, sau khi thành lập vào tháng 11 năm 1956 Xưởng phim Việt Nam liền bắt tay từng bước xây dựng cơ sở vật chất kinh tế, một mặt nhằm nâng cao năng lực sản xuất loại phim thời sự tài liệu đă có từ trong kháng chiến chống Pháp, mặt khác nhằm dần dần chuẩn bị cho việc sản xuất phim truyện và phim hoạt h́nh.

Nhưng việc chuẩn bị quan trọng nhất, mang tính quyết định nhất cho sự ra đời phim truyện là chuẩn bị về cán bộ. Ngành điện ảnh non trẻ đă tiếp nhận một loạt cán bộ từ tổ chức, đơn vị, cơ quan văn hóa nghệ thuật dân sự và quân sự thuộc các ngành nghề như văn học, sân khấu, âm nhạc, mỹ thuật v.v…, các cán bộ tuyên huấn sang để xây dựng và đào tạo cán bộ cho ngành nghệ thuật tổng hợp này. Một nhóm cán bộ được cử sang Trung Quốc tham quan thực tập làm phim truyện gồm Nguyễn Hồng Nghi và Mai Lộc thực tập đạo diễn, Xuân Tùng thực tập biên kịch, Nguyễn Đắc thực tập quay phim, Trần Trung Khuynh thực tập kỹ thuật số . Sau đó một nhóm cán bộ khác gồm Lê Minh Hiền, Trương Qua được cử sang Liên Xô thực tập về phim hoạt họa tiếp đến là triển khai việc đào tạo một cách quy mô hơn, bài bản hơn và mang tính lâu dài hơn với việc mở trường Điện ảnh Việt Nam năm 1959, mở các lớp đào tạo lần lượt các chuyên ngành như đạo diễn, diễn viên, quay phim, họa sĩ thiết kế, chủ nhiệm phim… với sự tham gia giảng dạy của các chuyên gia Trung Quốc, Liên Xô, đồng thời cử người sang học tập tại trường Đại học Điện ảnh Mátxcơva theo các chuyên ngành biên kịch, đạo diễn, quay phim, hoạ sĩ, lư luận phê b́nh…

Tuy nhiên, trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ sáng tác, vấn đề đặt ra không chỉ là số lượng, mà quan trọng hơn là chất lượng, là kiến thức về nghệ thuật điện ảnh nói chung và tŕnh độ nghề nghiệp nói riêng. Chúng ta bắt đầu làm phim truyện khi phim truyện thế giới đă phát triển cao cả về mặt kỹ thuật lẫn nghệ thuật với những phương tiện thể hiện phong phú ở tất cả các bộ môn nghệ thuật. Đội ngũ cán bộ điện ảnh h́nh thành lúc bấy giờ đều trải qua cuộc kháng chiến chống Pháp nên nh́n chung có tŕnh độ chính trị, nhạy bén về quan điểm lập trường văn hóa – văn nghệ, nhưng kiến thức về điện ảnh c̣n hết sức hạn chế. Trước yêu cầu xây dựng nền nghệ thuật tổng hợp, các nghệ sĩ rất chú ư nghiên cứu, học tập các tác phẩm phim truyện của nước ngoài. Nguồn phim rất đa dạng, bao gồm phim của các nước như Pháp, Italia, Anh, Mỹ, Nhật, Ấn Độ v.v… mà ta đă tiếp quản sau khi giải phóng Thủ đô mà rất nhiều phim mới nhập về từ các nước Liên Xô, Trung Quốc, Ba Lan, Cộng hoà dân chủ Đức, Hunggari v.v… Nhiều tài liệu về nghiệp vụ điện ảnh của các tác giả nước ngoài được dịch từ tiếng Pháp, tiếng Trung, tiếng Nga sang tiếng Việt dùng làm tài liệu nghiên cứu, học tập.

Một bước quan trọng trong việc h́nh thành tổ chức và đội ngũ là việc xưởng phim Việt Nam thành lập ba pḥng sáng tác theo loại h́nh phim: pḥng phim truyện, pḥng phim thời sự – tài liệu và pḥng phim hoạt họa. (Từ ba pḥng sáng tác này đă thành lập ba xưởng phim: Xưởng phim truyện Hà Nội (3-1961), Xưởng phim thời sự – tài liệu (6-1961) và xưởng phim hoạt họa (6-1961). Như vậy cùng với số cán bộ điện ảnh tham gia từ những năm kháng chiến chống Pháp tại các khu 7, 8, 9 ở Nam Bộ và tại khu Việt Bắc, Xưởng phim Việt Nam đă có một bộ khung nghệ sĩ sẵn sàng bắt tay vào xây dựng phim truyện, với phương châm vừa làm vừa học.

Những hoạt động nghệ thuật mang tính chất tập sự để chuẩn bị cho việc làm phim truyện diễn ra hết sức sôi nổi. Đầu tiên phải kể đến việc Phan Nghiêm, sau khi ở Việt Bắc về Hà Nội, đă cải biên, quay và thu thanh tại chỗ vở kịch Ḷng dân bằng phim 16mm (việc hoà âm được thực hiện tại Tiệp Khắc). Nội dung vở kịch là câu chuyện một anh cán bộ (Can Trường đóng) bị giặc Pháp đuổi chạy vào nhà chị Năm (Bạch Lan đóng), được chị cứu giúp bằng cách nhận anh là chồng. Vở kịch của tác giả Nguyễn Văn Xe do Phan Vũ đạo diễn, được giải thưởng trong Đại hội văn công toàn quốc cuối thàng 12 năm 1954 do Đội kịch của Đoàn văn công Nam Bộ tŕnh diễn. sau khi thành lập Xưởng phim, pḥng phim truyện tiến hành một số hoạt động tập sự là sáng tác các tiểu phẩm phim truyện. Đạo diễn Phạm Kỳ Nam, quay phim Trần Thịnh cùng các diễn viên Tuệ Minh, Hoà Tâm, đă dựng và quay tiểu phẩm về người nữ anh hùng Vơ Thị Sáu. Tiểu phẩm thứ hai dựa theo truyện ngắn Thư nhà của nhà văn Hồ Phương, đạo diễn Trần Công, quay phim Khương Mễ cùng các diễn viên Phi Nga, Huy Công, Cam Ly, Khang Hy dựng và quay tiểu phẩm mang tên Người chiến sĩ (c̣n có tên khác là Cô lái đ̣ bến Chanh). Tiểu phẩm thứ ba có tên Nhựa sống nói về hoạt động của học sinh sinh viên nội thành thời gian bị tạm chiếm. Đạo diễn Phạm Kỳ Nam, quay phim Thẩm Vơ Hoàng. Các vai chính do Bích Vân, Trần Phương và Tự Huy đóng. Đây là những bước chuẩn bị quan trọng để làm quen với thực tiễn sáng tác phim truyện ở tất cả các khâu.

Thử nghiệm đầu tiên làm phim truyện là bộ phim Biển động do Mai Lộc đạo diễn năm 1958. Thực ra, từ ư đồ ban đầu, đây không phải là một cuộc thử nghiệm, mà là việc làm phim thực sự. Kịch bản do soạn giả cải lương Ngọc Cung viết về cuộc khởi nghĩa thất bại ở Ḥn Khoai (Cà Mau) năm 1940. Phim đă hoàn thành, nhưng đến khâu duyệt hoà âm th́ không được thông qua. Trong cuốn sách Điện ảnh Việt Nam thuở ban đầu đạo diễn Mai Lộc nhớ lại: “Phim không được thông qua v́ nội dung phim không phù hợp với đường lối chính trị lúc bấy giờ, là đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, mà phim lại mô tả một cuộc nổi dậy thất bại tại miền Nam. V́ thế bộ phim truyện đầu tay của chúng tôi đă thất bại…”.

Công tŕnh phim truyện đầu tiên không đem lại kết quả là có phim chiếu, nhưng đó là một cuộc diễn tập của các nghệ sĩ thuộc các bộ môn nghệ thuật khác nhau của loại h́nh nghệ thuật điện ảnh tổng hợp. Nhưng trên hết đó là bài học kinh nghiệm đối với tất cả các nghệ sĩ, những người đă đi theo cách mạng và mang hoài băo xây dựng một nền nghệ thuật điện ảnh cách mạng. Bài học đó không chỉ cần thiết cho giai đoạn mở đầu của điện ảnh cách mạng, mà c̣n có ích và thực sự đă phát huy tác dụng trong giai đoạn sau, giai đoạn chiến tranh chống Mỹ cứu nước.

Cũng trong năm 1958 một bộ phim truyện khác được triển khai. Kịch bản đầu tiên mang tiên T́nh không giới tuyến của tác giả Cao Đ́nh Báu viết từ đầu năm 1957, nói về mối t́nh bị chia cắt của hai nhân vật Hoài và Việt sống trên đôi bờ sông Bến Hải. Do thiếu nghiệp vụ viết kịch bản nên T́nh không giới tuyến mới chỉ là một cốt truyện sơ lược. Sau khi được góp ư kiến, Cao Đ́nh Báu và Đào Xuân Tùng đă sửa chữa và hoàn chỉnh kịch bản đổi tên thành Chung một ḍng sông. Đạo diễn phim là Nguyễn Hồng Nghi và Phạm Hiếu Dân (tức Phạm Kỳ Nam), quay phim Nguyễn Đắc, họa sĩ thiết kế Đào Đức.

Cốt truyện phim là một câu chuyện t́nh: theo hiệp định Giơnevơ sông Bến Hải trở thành giới tuyến tạm thời phân chia hai miền Nam Bắc. Hoài và Vận (trong kịch bản là Việt), vốn yêu nhau từ hồi c̣n cùng nhau tham gia kháng chiến chống Pháp, nay ḥa b́nh lập lại, họ định làm lễ cưới. Nhưng khi thuyền nhà trai sang bờ Nam đón dâu, th́ cảnh sát phía Nam không cho họ lên bờ. Mối t́nh của họ bị ngăn cản.

Các tác giả phim đă t́m ra một mô-típ mang tính tượng trưng: bên một ḍng sông, đôi trai gái yêu nhau, người ở bờ Nam, kẻ ở bờ Bắc. Và khi ḍng sông ấy chia cắt đất nước về mặt địa lư thành hai miền th́ cũng chia cắt mối t́nh của họ. Số phận của mối t́nh ấy gắn chặt với số phận của đất nước. Như vậy số phận của mối t́nh trắc trở của đôi trai gái tượng trưng cho số phận của đất nước bị chia cắt.

Phim Chung một ḍng sông đă đề cập đến một vấn đề lớn, hết sức nóng hổi lúc bấy giờ của nhân dân cả nước, khi chính quyền miền Nam ngang nhiên cự tuyệt tiến hành tổng tuyển cử, độc lập và thống nhất đất nước là nguyện vọng tha thiết, là mục đích không chỉ của 9 năm kháng chiến mà c̣n là mục đích của gần trăm năm đấu tranh chống sự đô hộ của thực dân Pháp. Với chủ đề đấu tranh thống nhất đất nước như vậy phim Chung một ḍng sông đă đáp ứng được sự mong chờ của người xem cả về tư tưởng lẫn t́nh cảm đối với bộ phim truyện đầu tiên của điện ảnh cách mạng.

Phim được công chiếu đúng vào dịp 5 năm ngày đấu tranh thống nhất đất nước 20 tháng 7 năm 1959 và được quần chúng nhiệt liệt hoan nghênh. Báo Nhân Dân số ra ngày 17-7-1959 đă có bài giới thiệu về bộ phim và phân tích: “Bi kịch xé ḷng của Hoài, của đôi lứa gợi lên thật sâu lắng, thật xáo động tất cả t́nh cảm sâu xa và bồng bột nhất trong mỗi tấm ḷng Việt Nam… Đối với uất ức, căm thù, nhớ thương, hy vọng vào t́nh yêu nhất định thắng của Hoài và Vận, chúng ta đâu phải người ngoài cuộc. Mối đồng cảm sâu sắc giữa người xem và người trong phim sẽ là sức mạnh của bộ phim truyện đầu tiên của nước ta, bộ phim đă mạnh dạn đi thẳng vào thể hiện – dù chỉ khía cạnh nào đó – một t́nh cảm lớn nhất của nhân dân, của thời đại”.

Trên tạp chí Điện ảnh số ra ngày 16-7-1959 đạo diễn Phạm Văn Khoa (nguyên là giám đốc đầu tiên của Xưởng phim Việt Nam) với thái độ rất khiêm tốn đă khẳng định: “Phim Chung một ḍng sông ra đời là cả một cố gắng lớn của anh chị em làm công tác điện ảnh Việt Nam. Bộ phim truyện đầu tiên của chúng ta đă đánh dấu một bước tiến quan trọng và hé mở một triển vọng khá tươi sáng của loại h́nh phim truyện Việt Nam non trẻ…”.

Trong bản báo cáo tổng kết nghệ thuật về việc làm phim và sau đó trên tạp chí Điện ảnh ra ngày 16-9-1959, đạo diễn Nguyễn Hồng Nghi đă phân tích ưu điểm và nhược điểm của bộ phim và khái quát bằng một nhận định: “… tính tư tưởng của tác phẩm th́ khá phong phú, nhưng tính nghệ thuật th́ lại chưa đủ…”. Sau hơn 40 năm, ta vẫn thấy nhận định của đạo diễn Nguyễn Hồng Nghi là chính xác. Không phải là bây giờ, mà ngay khi vừa ra mắt công chúng, người xem đă nhận thấy cốt truyện phim lỏng lẻo, các h́nh ảnh, các sự kiện ở nhiều đoạn không gắn với nhau bằng một đường dây chặt chẽ. Các nhân vật (kể cả chính diện lẫn phản diện) th́ sơ lược, một chiều, thiếu chiều sâu nội tâm.

Xem xét những ưu điểm và nhược điểm của bộ phim, có thể nhận thấy những ǵ là khó tránh trong bước đi ban đầu, nhưng cũng có thể nhận thấy những ǵ để lại như một thói quen trong việc làm phim truyện sau này.

Trong 3 năm đầu, đội ngũ làm phim truyện, trừ Phạm Kỳ Nam c̣n lại đều là các nghệ sĩ tham gia điện ảnh từ kháng chiến chống Pháp. Nếu Phạm Kỳ Nam được đào tạo chính quy tại trường Đại học Điện ảnh Pháp (IDHEC), th́ các nghệ sĩ khác đều “vừa làm, vừa học” và trưởng thành từ việc tham gia làm phim thời sự tài liệu trước đó. Mặt khác, điện ảnh là nghệ thuật tổng hợp. Sự phát triển và tŕnh độ của nó phụ thuộc vào sự phát triển và tŕnh độ của các loại h́nh văn học nghệ thuật, trước hết là văn học, v́ văn học là cơ sở đầu tiên của phim truyện.

Nền văn học cách mạng cho tới thời điểm sau ḥa b́nh lập lại, chỉ mới gặt hái những thành quả đầu tiên, chất lượng chưa cao, phần lớn ở thể loại truyện ngắn, rất ít truyện vừa và chưa có tiểu thuyết. Chưa có kinh nghiệm như những mẫu mực của việc phản ánh và xây dựng h́nh tượng con người của xă hội mới, khác về chất so với những con người của xă hội Việt Nam trước Cách mạng. Trong số những nghệ sĩ điện ảnh từ thời kháng chiến chống Pháp không có ai chuyên về biên kịch. Trường Điện ảnh Việt Nam khoá đầu tiên lại không chiêu sinh đào tạo biên kịch, nên những năm đầu phim truyện rất lúng túng và khó khăn trong khâu biên kịch.

Sau khi tập trung mọi cố gắng, trên cơ sở một kịch bản viết riêng cho điện ảnh, để ra được bộ phim truyện đầu tiên có dung lượng 9 cuốn (đủ tiêu chuẩn của một bộ phim dài), sáng tác phim truyện bắt đầu hướng về văn học để t́m cơ sở làm phim cho ḿnh. Nhưng do các tác phẩm văn học có chất lượng chưa cao, mặt khác các nghệ sĩ điện ảnh lúc đó lại chưa có kinh nghiệm cải biên, nên trong 2 năm 1960 và 1961 các phim ra đời hầu hết là phim ngắn từ 5 đến 7 cuốn, bộc lộ sự non kém trong tất cả các khâu. Ngoại trừ phim Vợ chồng A Phủ, 8 cuốn, làm theo tác phẩm cùng tên của nhà văn Tô Hoài dày dạn kinh nghiệm, có chât lượng hơn hẳn những bộ phim trước đó.

Năm 1962 phim truyện bắt đầu gây nên sự chú ư của người xem, đặc biệt là người xem nước ngoài, bởi những tác phẩm nổi bật được đánh giá là độc đáo, mang bản sắc riêng của người Việt Nam. Đó là những bộ phim của các nghệ sĩ thuộc khoá đạo diễn đầu tiên của trường Điện ảnh Việt Nam. Họ là những người từng hoạt động văn học nghệ thuật từ trong kháng chiến chống Pháp, có tài năng và vốn sống, nay lại được đào tạo tương đối bài bản về điện ảnh . Lớp đạo diễn thuộc khoá đầu tiên của trường Điện ảnh đó không những tạo nên dấu ấn cho phim truyện của giai đoạn đầu này với những phim như Chim vành khuyên (của Nguyễn Thông, Trần Vũ), Hai người lính (của Vũ Sơn, Trần Thiện Thanh), Một ngày đầu thu (của Huy Vân, Hải Ninh), Kim Đồng (của Nông Ích Đạt, Vũ Phạm Từ), Người chiến sĩ trẻ (của Hải Ninh, Nguyễn Đức Hinh), Làng nổi (của Trần Vũ, Huy Thành), mà họ c̣n là một trong ba lớp đạo diễn chủ chốt tham gia phát triển phim truyện giai đoạn sau 1965-1975.

Nền văn học càng trưởng thành, càng có tác dụng tích cực đối với sự phát triển phim truyện. Nhiều nhà văn đă trực tiếp viết kịch bản cho điện ảnh hoặc trực tiếp chuyển thể tác phẩm của ḿnh thành kịch bản điện ảnh, trong đó có những nhà văn nổi tiếng như Tô Hoài, Kim Lân, Bùi Đức Ái… Những tác phẩm văn học có chất lượng xuất hiện, th́ càng tạo điều kiện cho sự ra đời những bộ phim truyện có giá trị hoàn chỉnh hơn, cao hơn như Chị Tư Hậu, Kim Đồng, Đi bước nữa. Ngược lại, sự khiêm tốn của thành tựu văn học lúc đó cũng là nguyên nhân khách quan của sự khiêm tốn về chất lượng của phim truyện.

Đóng góp vào sự h́nh thành phim truyện c̣n có sân khấu. Những nghệ sĩ điện ảnh từng tham gia kháng chiến chống Pháp đều có thời gian hoạt động sân khấu chuyên nghiệp. V́ vậy, những kinh nghiệm dàn cảnh sân khấu đă giúp họ trong việc dàn cảnh ở những bộ phim truyện đầu tiên. Nhưng đóng góp quan trọng hơn của sân khấu là việc một số lớn diễn viên sân khấu chuyển sang làm thành đội ngũ diễn viên điện ảnh đầu tiên như Phi Nga, Danh Tấn, Tuệ Minh, Trung Tín, Văn Phức, Mai Châu, Thu An, Tuấn Tú, Tuyết Trinh, Trần Phương, Văn Phức, Trần Đ́nh Thọ, Hoàng Yến v.v… và một số diễn viên sân khấu tham gia đóng phim như Mạnh Linh, Song Kim, Tư Bửu, Ba Du, Minh Trị, Hồng Dức, Hà Văn trọng v.v…

Trong những bộ phim đầu tiên có thể nhận thấy ảnh hưởng của sân khấu đối với phim truyện khá nặng nề ở cả hai khâu: công tác đạo diễn và diễn xuất diễn viên. Điều này đă được khắc phục dần khi các nghệ sĩ từng bước nắm bắt và sử dụng thành thục những đặc trưng của nghệ thuật điện ảnh. Lớp diễn viên đầu tiên của trường Điện ảnh (ngay trong thời gian học tập đă tham gia đóng phim) đă đem lại cách diễn xuất hoàn toàn mới, thoát hẳn lối diễn xuất cường điệu của sân khấu, khiến diễn xuất trong phim trở nên tự nhiên và chân thực hơn.

Với Chung một ḍng sông sản xuất năm 1959, loại h́nh phim truyện của điện ảnh cách mạng chính thức ra đời. Đă trở thành hiện thực mơ ước của những người làm công tác điện ảnh, những người đă say mê môn nghệ thuật này từ trước Cách mạng Tháng Tám 1945, những người đă vượt qua khó khăn về phương tiện kỹ thuật, bất chấp gian khổ về điều kiện làm việc, thậm chí cả sự hy sinh mất mát, bắt đầu thực hiện nó từ những thước phim thời sự tài liệu để phục vụ cho cuộc kháng chiến. Và chính họ là những người đầu tiên thực hiện những bộ phim truyện đầu tiên của điện ảnh cách mạng./.

V.Q.C